Cây cảnh trong phong cách trang trí truyền thống và hiện đại
Đăng lúc: Thứ năm - 03/08/2023 23:33, Cập nhật 03/08/2023 23:37
Cây cảnh có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong việc tạo ra một môi trường sống xanh, trong lành, dễ chịu đến cho con người. Chúng có thể được sử dụng để trang trí nội thất hay các không gian công cộng khác, giúp tạo ra sự kết nối giữa không gian sống với thiên nhiên, và có tác dụng làm giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường, đem lại nhiều giá trị vật chất cũng như tinh thần cho con người.
Cây cảnh sẽ luôn đem lại những ảnh hưởng tích cực đến con người, vì vậy hãy luôn trang trí môi trường sống của chúng bằng cây cảnh nhé.
Giới thiệu về cây cảnh và vai trò của nó trong trang trí.
Cây cảnh là gì?
Cây cảnh hay còn có tên gọi khác là cây kiểng được gọi chung cho một số loại cây trồng được con người gieo trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc và tạo dáng một cách khéo léo, công phu để được xem như là một đồ vật trang trí, hay là một phần của thuật phong thủy. Nếu như vẽ tranh được công nhận là một bộ môn nghệ thuật đầy sáng tạo thì trong đôi mắt tinh tường của những người đam mê cây cảnh, chơi cây cảnh cũng tương tự như thế. Cách sắp xếp cây cảnh, tạo dáng cho cây, kết hợp cây với từng loại chậu,...đều thể hiện lên hàm ý, ý tưởng sáng tạo của người nghệ nhân lên tác phẩm của mình. Ở Nhật Bản, cây cảnh được gọi là Bonsai, được xem là một bộ môn nghệ thuật, và cũng rất được ưa chuộng ở đất nước hoa anh đào này. Cây cảnh ngoài có vai trò để làm cảnh hay trang trí thì nó cũng được coi như một món hàng hóa được kinh doanh mà không có bất kỳ giá trị cụ thể nào, người bán và người mua cây cảnh sẽ dựa vào nhiều tiêu chí mà quyết định giá trị của cây cảnh đó.Cây cảnh là gì?
Lịch sử của cây cảnh
Theo những ghi chép từ xa xưa, cây cảnh được bắt nguồn từ các nước phương Đông, sớm nhất là Trung Quốc bấy giờ. Nghệ thuật trồng cây cảnh ở Trung Quốc đã ra đời được hơn 1.300 năm, trải qua bề dày của lịch sử và được lưu truyền, phát triển đến tận bây giờ.Vào những năm 25 - 220 sau công nguyên, có các bức bích họa mô tả một chậu cây viền tròn, bên trong có 6 cành hoa, được đặt trên bàn hình vuông, và có thể thấy thêm bàn, cây, và chậu đã được sắp xếp thành tam vị nhất thể, một kiểu sắp xếp cây cảnh ngày nay. Bức bích họa này được tìm thấy trên các ngôi mộ cổ thời Đông Hán, ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
Từ đời Đường (618 - 907 sau công nguyên), cây cảnh đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn, Đến năm 1972, người ta từng đào được một bức tranh vẽ một cung nữ đang bưng một chậu cảnh trong ngôi mộ của Thái tử Chương Hoài, tại Càn Lăng Thiểm Tây.
Lịch sử của cây cảnh
Trong thời kỳ Thanh (1644 - 1911), nghệ thuật cây cảnh đã có sự phát triển đáng kể, với việc hình thành các hình thức mới đa dạng và phong phú. Các loại thực vật cây cảnh được phân loại thành bốn nhóm chính gồm "Tứ đại gia", "Thất hiền", "Thập bát học sĩ", và "Hoa thảo tứ nhã". Trong đó, "Tứ đại gia" bao gồm kim tước, hoàng dương, nghênh xuân và nhung châm bách. "Thất hiền" bao gồm tùng Hoàng sơn, bách Anh lạc, cây du, cây phong, đông thanh, ngân hạnh và tước mai. "Thập bát học sĩ" bao gồm bách, đào, hổ thích, cát khánh, cẩu kỷ, đỗ quyên, thúy bách, mộc qua, lạp mai, thiên trúc, sơn trà, tùng la hán, hải đường tây phủ, trúc đuôi phụng, tử vi, thạch lựu, lục nguyệt tuyết và hoa dành dành. Cuối cùng là "Hoa thảo tứ nhã", bao gồm lan, cúc, thủy tiên và xương bồ.
Vào cuối đời nhà Thanh, do bị các nước đế quốc xâm lược nên đã khiến nghệ thuật trồng cây cảnh bị mai một. Tuy nhiên sau khi giành lại độc lập, Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách để bảo vệ và tiếp tục phát huy các truyền thống từ xa xưa.
Tại Nhật Bản, nghệ thuật trồng cây cảnh được gọi là "bonsai", đã phát triển từ thế kỷ thứ VI, và cũng đã trở thành một phần của văn hóa Nhật Bản cho tới tận bây giờ.
Còn tại châu Âu, cây cảnh được sử dụng tại các khu vườn hoàng gia và các công viên từ thế kỷ thứ XVI. Ở thời kỳ Phục Hưng, cây cảnh được sử dụng nhiều hơn trong trang trí nội thất , và đã trở thành một biểu tượng của sự giàu có và quyền lực ở đây.
Lịch sử của cây cảnh
Tóm lại, cây cảnh đã xuất hiện từ rất lâu đời, đã gắn bó, và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa,truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới. Cây cảnh không chỉ dùng để trang trí mà còn góp phần tạo ra không gian xanh trong chính ngôi nhà của mình.
Đặc điểm của cây cảnh
Cây cảnh là một loại cây được con người nuôi trồng, chăm sóc có nhiều ưu điểm như: Tạo không gian xanh cho ngôi nhà, làm vật phong thủy, hay thậm chí là chỉ để thỏa mãn đam mê nghệ thuật mà thôi. Tùy thuộc vào nhiều loại cây cảnh mà chúng có thể có nhiều đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số đặc điểm chung của cây cảnh.Những người chơi cây cảnh dù lâu năm hay vừa mới dấn thân vào môn nghệ thuật này cũng đều hiểu rằng, chơi cây cảnh coi trọng nhất là gốc cây. Gốc cây càng to, càng khỏe thì cây càng đẹp, nó cũng thể hiện lên tuổi tác của cây. Tiếp đó là đến bộ rễ, những cây lâu năm thì rễ càng sum suê, càng nổi lên nhiều, càng thể hiện độ vững chắc của cây. Ngoài ra chúng ta còn xem xét đến nhiều yếu tố khác như: dáng cây, sự phân bổ của các cành con, chiều cao của cây, hay thậm chí là cả chậu để trồng cây nữa. Từ đó, giá trị của cây lại càng vì thế mà được nâng cao hơn.
Một trong những đặc điểm khá quan trọng của cây cảnh là khả năng thích nghi với nhiều loại môi trường sống khác nhau. Một số loại cây cảnh có thể sống trong môi trường khô hạn, trong khi những loại khác lại phát triển tốt hơn trong môi trường ẩm ướt hoặc sống hoàn toàn dựa vào nước, trường hợp như thế gọi là thủy canh. Ngoài ra, một số cây cảnh có thể phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng, và những loại khác thì lại cần nhiều ánh sáng hơn.
Cây cảnh có thể được trồng trong chậu hoặc trồng trực tiếp trên đất. Trồng cây trong chậu giúp bạn dễ dàng quan sát uốn nắn, tạo dáng cho cây ngay từ bé, ngoài ra còn dễ di chuyển chúng từ nơi này sang nơi khác hơn, và cũng giúp giữ cho chúng được sạch sẽ, ngăn ngừa được một số sâu bệnh tấn công. Bên cạnh đó, trồng cây trực tiếp trên đất giúp cho cây cảnh có không gian phát triển rộng hơn, giúp chúng hấp thụ nước, dinh dưỡng tốt hơn. Chính vì vậy mà nếu bạn đang trồng cây cảnh trong chậu, cũng nên thường xuyên sử dụng một số loại phân bón hữu cơ để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển tốt hơn.
Đặc điểm của cây cảnh
Cây cảnh cũng có khả năng tuyệt vời như tất cả các loài cây khác trên trái đất là khả năng hấp thụ CO2, nhả Oxy, làm giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Chúng hấp thụ các chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen, amoniac, giúp không khí trong nhà sạch hơn, trong lành hơn và an toàn hơn cho sức khỏe con người.
Cuối cùng, cây cảnh còn có một tác dụng tuyệt vời khác đó là giúp làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng của con người. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngắm nhìn, chăm sóc cây cảnh sẽ giúp chúng ta giảm stress và mệt mỏi, cải thiện tinh thần, giúp con người thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Vì vậy, trồng cây cảnh không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường sống mà còn giúp con người có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc, vui vẻ hơn.
Vai trò của cây cảnh trong trang trí
Để môi trường sống và làm việc của bạn luôn vui vẻ, thoải mái và thư giãn nhất thì cây cảnh là một phần không thể thiếu trong việc trang trí không gian sống và tạo ra một môi trường xanh tươi, sống động, mang cảm giác dễ chịu cho con người. Từ xa xưa đến nay và nhất là ở thời điểm hiện tại cây cảnh đã được mọi người ưa chuộng sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất gia đình hay trang trí các không gian công cộng khác như văn phòng, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, hoặc các khu vui chơi giải trí.Vai trò của cây cảnh trong trang trí
Vai trò của cây cảnh trong trang trí
Vai trò của cây cảnh trong trang trí
Tóm lại, cây cảnh có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong việc tạo ra một môi trường sống xanh, trong lành và dễ chịu đến cho con người. Chúng có thể được sử dụng để trang trí nội thất hay các không gian công cộng khác, giúp tạo ra sự kết nối giữa không gian sống và thiên nhiên, và có tác dụng làm giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường và đem lại nhiều giá trị vật chất cũng như tinh thần cho con người.
Vai trò của cây cảnh trong trang trí
Phong cách trang trí truyền thống
Các loại cây cảnh phù hợp với phong cách này.
Phong cách trang trí kiểu truyền thống hiện nay vẫn rất được ưa chuộng và được nhiều người yêu, bởi nó đem lại cho người người cảm giác đơn giản, mộc mạc, gần gũi. Những loại cây cảnh thường được dùng để trang trí cho phong cách này cũng là những loại cây mang đến cảm giác yên tĩnh, thanh lịch, sang trọng và thường sẽ có một vài ý nghĩa đặc biệt hơn khi chọn để trang trí. Dưới đây là một vài loại cây có ý nghĩa đặc biệt, rất phù hợp cho phong cách này:Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây thông dụng nhất ở Việt Nam và có danh pháp khoa học là Sansevieria trifasciata. Loại cây này có vẻ bề ngoài rất đơn giản nhưng lại mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, chẳng hạn nhiều người chọn nó để đặt lên bàn làm việc bởi lá của chúng luôn mọc thẳng đứng thể hiện lên sự quyết tâm, ý chí, quyết đoán của con người, hay trong phong thủy cây lưỡi hổ có ngụ ý xua đuổi những điều không may mắn, đón chào những tin mới tốt lành hơn. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, cây lưỡi hổ còn có khả năng thanh lọc không khí và là một trong số ít những cây có khả năng hấp thụ khí CO2 vào buổi tối, nên đặt nó ở trong nhà để trang trí là một sự lựa chọn hoàn hảo. Nó có lá dày và cứng, thích hợp để đặt trong chậu hoặc trên bàn làm việc. Bên cạnh đó chúng ta còn có thể lựa chọn các loại cây cỏ trang trí cùng họ với cây lưỡi hổ, có pháp danh khoa học chung là Sansevieria.
Cây lưỡi hổ
Cây trúc mây
Cây trúc mây có tên pháp danh khoa học là Rhapis excelsa. Loại cây này mọc theo từng bụi, dáng cây thẳng đứng, lá bóng mượt và canh, thân cây có các đốt cây đều đặn, nhẵn nhụi. Cây trúc mây thường được trồng trong các chậu lớn và đặt trong phòng khách, văn phòng, hành lang hay các đại sảnh lớn. Cũng như cây lưỡi hổ, cây trúc mây có khả năng lọc không khí cực kì tốt, có thể lọc các chất như ammonia , formaldehyde,...làm sạch môi trường sống của chúng ta. Bên cạnh đó, trong phong thủy cây trúc mây có ngụ ý tài lộc, may mắn, đem đến nhiều phú quý, của cải cho gia chủ. Cây trúc mang hình dáng thanh tao, thanh mảnh vì vậy chúng còn thể hiện lên khí chất của người quân tử, đại diện cho sự sang trọng, quý phái. Chính vì những lí do trên mà cây trúc mây rất được ưa chuộng dùng để làm cây cảnh trang trí trong phòng khách, văn phòng, hành lang hay các đại sảnh lớn,...Cây trúc mây
Cây sanh
Cây sanh hay còn gọi là cây xanh có pháp danh khoa học là Ficus benjamina. Loại cây này có thể được coi là loại cây bonsai được trồng phổ biến nhất ở Việt Nam. Với khả năng phân cành của cây tốt, dễ dàng tạo các cành, nhánh nhỏ từ thân, thân cây mềm dẻo, dễ tạo kiểu dáng nên loại cây này rất được ưa chuộng để làm cây cảnh. Loài cây này hoàn toàn có thể đạt các yêu cầu cao để làm một cây bonsai chính hiệu, bởi rễ của loài cây này thường rất lớn, và tạo nên cách đường rễ rất đẹp, thân cây cũng dễ to và đẹp không kém. Cây sanh cũng là loài sinh trưởng rất khỏe, không cần chăm sóc quá tỉ mỉ, có thể chịu được ngập lụt trong thời gian dài và cũng có khả năng chịu được khô hạn không kém. Ưu điểm của cây sanh là có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ, cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể trồng làm cây bóng mát, trang trí ở nhiều nơi như công viên, bện viện, đường phố,... Vì cây có tán lá dày, xanh quanh năm nên có tác dụng lọc và điều hòa không khí cũng rất hiệu quả. Ngoài ra ý nghĩa lớn nhất của cây sanh là đem lại giá trị kinh tế cao, rất nhiều cây bonsai được chế tác từ cây sanh đem lại lợi nhuận siêu khổng lồ.Cây sanh
Cây trầu bà
Cây trầu bà có tên gọi khác như là: hoàng kim, hoàng tam điệp,... và có pháp danh khoa học là Epipremnum aureum. Trầu bà có rất nhiều loại chẳng hạn như: trầu bà xanh, trầu bà vàng, trầu bà sữa, trầu bà đế vương,...thông dụng và dễ trồng nhất ở hiện tại là trầu bà xanh. Đây là loài cây cảnh có thân leo mềm, lá có hình tựa tựa như hình trái tim, cây trầu bà không chỉ có thể trồng ở dưới đất mà một số loại còn có thể trồng thủy sinh khi chỉ cần để trong nước, các mắt của cây sẽ liên tục hấp thụ chất dinh dưỡng và mọc rễ mới ngay tại các mắt trên thân cây để tiếp tục leo rộng đi xa. Trầu bà là loại cây dễ sinh trưởng, phát triển, kể cả trong các môi trường thiếu ánh sáng, có thể nhân giống loại cây này bằng phương pháp giâm cành. Với đặc tính sinh trưởng, phát triển tốt nên cây cầu bà tượng trưng cho sự thịnh vượng, thăng tiến, phát triển, trồng trong nhà sẽ đem lại nhiều tài lộc, may mắn, thăng tiến trong công việc. Ngoài ý nghĩa về phong thủy, cây trầu bà còn được xem như một máy lọc không khí khi có tác dụng hấp thụ các chất có hại trong không khí như khói thuốc lá, khí thải, ngay cả bức xạ của các thiết bị điện tử cũng có thể được cây hấp thụ tốt,..Cây Mai vàng
Cây Mai là một trong những loại cây cảnh truyền thống ở miền Nam Việt Nam, thường được trưng bày khắp nơi vào mỗi dịp tết đến xuân về. Cây mai vàng hay có tến gọi khác là huỳnh mai, hoàng mai,.. có danh pháp khoa học là Ochna integerrima. Mai vàng là một loại cây thân gỗ, có thể sống được lâu năm, gốc cây, thân cây lồi lõm, xù xì, nhiều nhánh, nhiều cành và cũng nhiều hoa. Người ta thường bảo, cây mai có dáng vẻ thanh cao, thân, cành mềm mại, lá mai xanh mướt, còn hoa thì có màu vàng rực rỡ, tuy nhiên không vì thế mà cây mai khó trồng đâu, ngược lại, cây mai còn là loài rất dễ chăm sóc, có thể gieo trồng cây chỉ bằng hạt giống, cây sẽ trút bỏ hết lớp lá cũ vào mùa đông và đâm chồi nảy lộc, ra hoa vào mùa xuân. Lý do mà cây mai được chọn là cây cảnh đặc trưng trong các dịp tết của Việt Nam là vì màu sắc của hoa mai được xem như là màu sắc của sự giàu có, sung túc, phú quý, cây được trưng vào dịp Tết với ngụ ý năm mới nhiều tài lộc, may mắn. Ngoài ra cây mai có bộ rễ rất vững chắc, cắm sâu vào lòng đất, thể hiện cho sự bền bỉ, nhẫn nại, kiên trì trong công việc của người Việt Nam. Chính vì vậy, cây mai chính là một loại cây cảnh đặc biệt đối với người dân Việt Nam.Cây Mai vàng
Cây đào
Nếu miền Nam có cây mai thì miền Bắc lại có biểu trưng riêng là cây đào, có tên danh pháp khoa học là Prunus persica, về hình dáng thân bên ngoài cây đào không khác cây mai là mấy, cây đào có lá dài hơn, các viền lá có hình răng cưa và hoa đào cũng có màu hồng hoặc đỏ. Ở miền Bắc, cây đào có thể được xem như là tinh hoa của ngũ hành, có thể xua đuổi yêu ma quỷ quái, đem đến cho con người một cuộc sống ấm no hạnh, hạnh phúc, sung túc, đủ đầy. Bên cạnh đó, hoa đào có ý nghĩa đem đến nhiều niềm vui, hạnh phúc, hi vọng sinh sôi nảy nở trong tương lai. Chính vì vậy, cây đào ngoài được xem như là một cây cảnh, thì chúng còn được xem như là một nét văn hóa của người Việt Nam mỗi khi Tết đến, Xuân về.Cây đào
Cây Quất
Ngoài đào và mai, cây quất cũng là một biểu tượng của ngày Tết Việt Nam. Bởi cây quất hứa hẹn sự trù phú, mùa màng bội thu, làm ăn thành công, phát đạt trong năm sau. Chính vì vậy, khi chọn quất để chơi tết, người ta cũng rất hay chọn các cây có cành lá xum xuê, hoa, trái đủ cả, để ngụ ý năm mới luôn may mắn, suôn sẻ trong công việc. Ngoài ra cây quất cũng được là loại cây bonsai rất phổ biến, bởi khả năng tạo hình, uốn dáng vô cùng đẹp của quất.Tùy thuộc vào sở thích cá nhân, bạn có thể lựa chọn các loại cây trang trí truyền thống này để tạo nên một không gian mang đậm nét văn hóa và phong cách.
Cây Quất
Một số hình ảnh minh họa cho phong cách trang trí này.
Dưới đây là một vài hình ảnh minh hoa cho kiểu phong cách này, các bạn có thể tham khảo:
Phong cách trang trí hiện đại
Các loại cây cảnh phù hợp với phong cách này.
Trong phong cách trang trí hiện đại, mọi người cũng rất để ý đến lựa chọn cây cảnh lam sao cho phù, và ý nghĩa những loài cây được chọn để trang trí thường là những loài cây vừa xinh đẹp nhưng lại vừa tạo cho mọi người cảm giác tươi mới, đơn giản mà vẫn thư giãn. Dưới đây là một vài gợi ý các loại cây cảnh phù hợp với phong cách này:Cây kim ngân
Cây kim ngân có tên pháp danh khoa học là Pachira Aquatica, ban đầu loài cây này có xuất xứ từ Trung Mỹ, Nam Mỹ, Mexico, Brazil, nhưng từ những năm 1980 đã được một người Đài Loan dùng để tạo kiểu, làm cảnh nên được biết tới nhiều hơn, trong đó có cả Việt Nam. Đây là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, nên ngay cả những người bận rộn cũng đều có thể trồng cây này trong nhà. Trong phong thủy thì cây kim ngân tượng trưng cho tiền bạc, tài lộc, ngụ ý đem lại nhiều may mắn, thuận lợi t về tiền tài, giàu có, thịnh vượng cho gia đình, không những thế, mỗi nhánh nhỏ của cây kim ngân đều có 5 lá, tượng trưng cho ngũ hành kim - mộc - thủy - hỏa - thổ thể hiện sự cân bằng giữa các nguồn năng lượng. Ngoài ra, cây kim tiền thường được trồng theo cụm 1,3,5 cây, trồng 1 cây ví như Trụ Thiên, kiên cường bất khuất, cụm 3 cây biểu trưng cho phúc, lộc, thọ, còn 5 cây biểu trưng cho ngũ phúc: phúc - lộc - thọ - an - khang. Ngoài những ý nghĩa về mặt phong thủy, thì cây kim ngân cũng giúp thanh lọc không khí, và có chức năng đuổi muỗi. Chính vì những lí do trên, mà hiện nay cây kim ngân rất được ưa chuộng trong trang trí.Cây kim tiền
Cây kim tiền có pháp danh khoa học là Zamioculcas zamiifolia có nguồn gốc từ Châu Phi, loài cây ngày còn có tên gọi khác là cây phát tài bởi loài cây này có ý nghĩa đem lại nhiều may mắn về tiền bạc, tài lộc, phú quý, giàu sang, sung túc cho gia chủ, đặc biệt hơn khi loài cây này ra hoa sẽ coi là điềm báo vô cùng may mắn khi càng tăng lên sự sung túc, giàu có. Bên cạnh đó cây kim tiền còn có khả năng thanh lọc không khí, giúp không khí xung quan môi trường sống và làm việc của mọi người trở nên thông thoáng, thoải mái hơn. Cây kim tiền cũng là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chúng ta chỉ cần tưới nước 1-2 lần 1 tuần cho cây, và tránh để cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để tránh cháy lá là được.Cây kim tiền
Cây bàng Singapore
Cây bàng Singapore có tên danh pháp khoa học là Ficus Lyrata, ở Việt Nam thì mọi người hay gọi là cây bàng lá to, bởi lá cây có màu xanh bóng, phiến lá rất to, rộng và dài, đối với những lá non thì trên bề mặt lá còn được phủ một lớp lông tơ rất mềm mại. Đây là loại cây thân gỗ, và có thể cao từ 1,5m - 3m, tuy nhiên loài cây này phát triển rất chậm, nên nếu để trang trí trong nhà thì có thể để được rất lâu mà không lo chúng sẽ mọc đâm lên trần nhà. Tùy loài cây này có tên gọi là Cây bàng Singapore nhưng thực chất chúng có nguồn gốc từ Tây Phi và sau này dần dần được du nhập vào Châu Á, trong đó có Việt Nam. Sở dĩ loại cây này đang dần được ưa chuộng bởi nó có nhiều ý nghĩa đối với người sử dụng, thân cây bàng thẳng đứng, luôn mọc thẳng về phía trước thể hiện sự cần cù, chịu khó, luôn vươn lên trong mọi hoàn cảnh, vượt qua mọi khó khăn, tán lá cây to rộng thể hiện sự sung túc về tài lộc, tiền bạc. Bên cạnh đó loài cây này còn giúp thanh lọc không khí, đem đến nguồn năng lượng tích cực, tươi mới cho người sử dụng. Chúng ta có thể đặt loài cây này ở những nơi như chân cầu thang, ban công, ở các quầy lễ tân, cửa ra vào để thu hút tài lộc, tiền bạc. may mắn. Tuy du nhập từ nước ngoài vào nhưng loài cây này rất dễ chăm sóc vì chúng hợp với khí hậu Việt Nam, nên mọi người hoàn toàn yên tâm sở hữu một hoặc một vài cây để trang trí trong ngôi nhà của mình.
Cây cẩm tú cầu
Cẩm tú cầu là một loại hoa vô cùng xinh đẹp mà chắc hẳn bất kì một ai ở phái nữ cũng đều thích loại hoa này, chính vì vậy mà hiện nay, loài hoa này cũng rất hay được trồng để trang trí. Cẩm tú cầu có tên danh pháp khoa học là Hydrangea, có nguồn gốc từ Đông Á và các nước Châu Mỹ, trước đây thì cẩm tú cầu ở Việt Nam được trồng rộng rãi nhất ở Đà Lạt, tuy nhiên hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng trông loài cây này hơn nhờ các phương pháp lai tạo, chọn giống phù hợp với khí hậu ở nhiều nơi. Đây là loài cây thân mộc, có hoa vô tính, phần lớn hoa của chúng đều có màu trắng, tuy nhiên dựa vào độ PH của đất mà hoa sẽ đổi màu. Tuy nhiên chúng ta không thể chỉ nhìn vào sự xinh đẹp của loài hoa này, mà quên mất rằng loài hoa này khắp nơi đều chứa độc tố, và có thể gây ngộ độc nếu ta vô tình ăn phải. Hoa cẩm tú cầu có vẻ đẹp mong manh, tinh tế, nhẹ nhàng như người thiếu nữ, từng có rất nhiều câu truyện cổ tích dùng để giải thích cho lí do ra đời của loài hoa này. Ở phương tây thì loài hoa này tượng trưng cho một lời nhắc nhở, luôn phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn, và không thỏa mãn trước những gì mình đang có, còn ở Việt Nam thì nó tượng trưng cho một sự thay đổi trong tình yêu, đó là sự tiến xa hơn, hạn phúc hơn. Chính vì những ý nghĩa và sự xinh đẹp của loài hoa này mà chúng rất phù hợp để trang trí cho những không gian trong cuộc sống của chúng ta.Cây cẩm tú cầu
Cây lan ý
Cây lan ý còn có tên gọi khác là cây bạch môn, huệ hòa bình và có pháp danh khoa học là Spathiphyllum Wallisii, có nguồn gốc từ một số nước Đông Nam Á và Nam Mỹ. Loài cây này thường mọc theo bụi, lá cây có hình bầu dục, màu xanh bóng, hoa lan ý có màu trắng, đây là loại cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc và sinh trưởng, phát triển rất mạnh mẽ, có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau thậm chí là trồng thủy sinh. Trong phong thủy thì loài cây này được trồng nhằm mang lại những điều bình an, tích cực, tránh những điều không hay cho gia chủ, với khả năng phát triển mạnh mẽ thì chúng còn biểu trưng cho ý chí phấn đấu, phát triển không ngừng của con người, hoa của loài cây này có màu trắng tinh khiết cũng thể hiện lên sự thuần khiết, thanh cao. Người ta hay dùng cây này để tặng nhân dịp khai trương, tân gia, thăng chức, sinh nhật,... thay cho những lời chúc tốt đẹp đến người được nhận chúng. Loài cây này cũng có tác dụng thanh lọc không khí, mang đến bầu không khí tươi mát, và tràn đầy sức sống, bởi chúng có thể hấp thụ nhiều loại khí độc.Cây lan ý
Một số hình ảnh minh họa cho phong cách trang trí này.
Dưới đây là một vài hình ảnh minh hoa cho kiểu phong cách này, các bạn có thể tham khảo:Những lưu ý khi chọn và chăm sóc cây cảnh trong trang trí.
Cách chọn các loại cây cảnh phù hợp dùng để trang trí
Việc chọn loại cây cảnh phù hợp để trang trí là rất quan trọng góp phần để tạo ra một không gian xanh luôn tươi mát mà vẫn thư giãn, thoải mái. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn chọn các loại cây cảnh phù hợp dùng để trang trí:- Xác định vị trí trồng cây, đặt chậu cây: Trước khi chọn bất kì một loại cây cảnh nào, bạn cần xác định rõ vị trí cần trồng cây hoặc vị trí có thể đặt cây ở đấy mà không ảnh hưởng đến cảnh quan chung, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ảnh hưởng đến không gian ở đấy, nhất là các lối ra vào và cầu thang. Ngoài ra, còn phải xem xét kĩ để biết được ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ của khu vực đó, xem các loại cây cảnh có thể phát triển phù hợp ở khu vực đó hay không. Bởi các loại cây khác nhau có yêu cầu khác nhau về ánh sáng, nước, độ ẩm do đó, việc chọn loại cây phù hợp với vị trí là rất quan trọng.
Xác định vị trí trồng cây, đặt chậu cây
- Chọn loại cây phù hợp với phong cách trang trí: Các loại cây cảnh có hình dáng, màu sắc khác nhau, phù hợp với từng phong cách trang trí khác nhau do đó, bạn nên tìm hiểu phong cách trang trí mà mình yêu thích trước, sau đó mới tìm hiểu đến từng loại cây cảnh phù hợp với phong cách trang trí của không gian của bạn. Ví dụ, nếu phòng của bạn có phong cách hiện đại, bạn có thể chọn trang trí với cây cẩm tú cầu hoặc một chậu kim tiền be bé ở gần bàn làm việc.
Chọn loại cây phù hợp với phong cách trang trí
- Chọn loại cây có khả năng thích nghi tốt: Các loại cây cảnh có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sống khác nhau sẽ dễ dàng chăm sóc hơn và có khả năng sống lâu hơn. Hay nếu bạn là những người bận rộn, ít có thời gian chăm sóc cho cây cảnh thì khi lựa chọn trồng những loại cây dễ chăm sóc sẽ giúp bạn giảm bớt các vấn đề cần quan tâm, và khiến cây cảnh trong nhà bạn ít gặp phải những nguy cơ dễ sống dở, chết dở hơn. Ví dụ, cây lưỡi hổ và cây kim tiền là hai loại cây có khả năng thích nghi tốt.
- Chọn những loại cây có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe: Một số loại cây cảnh đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta, chẳng hạn như giảm căng thẳng, lọc không khí, giúp tăng nồng độ oxy trong không khí, giúp chúng tha thư giãn hơn khi chăm chúng, tạo không gian xanh cho ngôi nhà hoặc khu vực làm việc của chúng ta. Ví dụ như cây kim ngân, cây trúc mây và cây lưỡi hổ.
Cách tạo không gian xanh với cây cảnh ở khắp mọi nơi
Trang trí cây cảnh ở trong chính ngôi nhà của bạn, hay nơi làm việc, công sở, nhà hàng, khách sạn,... để tăng không gian xanh là một điều rất cần thiết, tuy nhiên chúng ta nên biết kết hợp, trang trí để tạo ra một không gian vừa xanh nhưng lại vừa thu hút, độc đáo và phù hợp với mọi hoàn cảnh. Mỗi phong cách trang trí đều có sự độc đáo riêng, xinh đẹp riêng, mang đến cảm giác riêng hãy luôn thử nghiệm và tạo nên sự độc đáo riêng theo sở thích, phong cách của bạn.- Sử dụng cây cảnh để tạo điểm nhấn: Đặt cây cảnh ở những nơi mà bạn muốn thu hút sự chú ý hay muốn tạo điểm nhấn cho không gian, đồ vật ở vị trí đó. Chẳng hạn như, đặt một cây có hình dạng và màu sắc nổi bật tại vị trí trung tâm của căn phòng hoặc ngay cửa ra vào.
- Tạo các lớp cây cảnh đa dạng: Chúng ta nên biết kết hợp các loại cây cảnh có hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau để trang trí, điều nàu sẽ giúp không gian trở nên cuốn hút, tự nhiên hơn. Ví dụ như, sử dụng cây có chiều cao, cây có lá rậm, và cây có hoa, để tạo ra một lớp đa dạng tạo sự cân bằng cho không gian.
Tạo các lớp cây cảnh đa dạng
- Lựa chọn chậu phù hợp với từng loại cây cảnh: Để góp phần tạo nên sự xinh đẹp cho những nơi cần trang trí, cho chính loài cây mà mình muốn dùng để trang trí thì lựa chọn chậu cây là rất quan trọng, bởi chậu không chỉ nên được lựa chọn để có thể tương thích với màu sắc, vật liệu của không gian xung quanh mà còn phải lựa chọn chậu làm sao để phù hợp với cây, phù hợp với sự phát triển của chúng. Nên chúng ta cần chọn chậu cây làm sao để phù hợp với phong cách trang trí và kích thước của cây.
- Sắp xếp nhóm cây cảnh: Chúng ta nên tìm hiểu, sắp xếp làm sao mà có thể tạo ra một nhóm cây cảnh để tạo hiệu ứng tương phản và tạo điểm nhấn cho không gian. Chúng ta có thể sắp xếp cây thành các cụm nhỏ, hoặc sử dụng các giá để để đặt chậu cây nhằm tạo ra câu chuyện và tạo chiều sâu cho không gian.
Sắp xếp các nhóm cây cảnh
- Chọn cây cảnh phù hợp với ánh sáng: Lựa chọn cây phù hợp với mức độ ánh sáng trong không gian của bạn và đặt chúng ở vị trí phù hợp là một trong những hành động cần thiết khi trang trí cây cảnh. Bở, một số loại cây thì cần ánh sáng mặt trời trực tiếp, trong khi những loài cây khác có thể thích hợp với ánh sáng tự nhiên yếu hơn hoặc có thể sống mà không cần có ánh sáng.
- Dùng cây cảnh để tạo không gian zoned: Không gian zoned là một khái niệm trong thiết kế nội thất, dùng để ám chỉ việc phân chia không gian trong một căn phòng thành các khu vực khác nhau và có chức năng riêng biệt. Thường các nhà thiết kế sẽ sử dụng tủ, bàn, kệ sách,... để phân chia không gian, nhưng chúng ta có thể sử dụng cây cảnh để tạo không gian zoned tránh cảm giác bí bách, ngột ngạt khi dùng quá nhiều nội thất. Chằng hạn, chúng ta có thể sử dụng cây cảnh để tạo không gian phân chia như sử dụng cây để tạo thành một vách ngăn ở khu vực đọc sách hoặc trong phòng ngủ.
Dùng cây cảnh để tạo không gian zoned
- Bố trí cây cảnh theo chiều cao: Đặt các cây có độ cao khác nhau để tạo mức độ nông, sâu trong trang trí. Ngoài ra nó còn giúp tạo điểm nhấn, tạo sự cân đối hài hòa giúp không gian trở nên sống động và thú vị hơn
- Kết hợp cùng với các đồ trang trí khác: Chúng ta có thể kết hợp thêm các đồ vật trang trí để cây cảnh trở trên bắt mắt hơn, việc kết hợp cây cảnh với các vật trang trí khác như bức tranh, đèn trang trí, hoặc gương để tạo sự hòa hợp và cân đối. Chẳng hạn như mỗi dịp Tết đến, xuân về chúng ta vẫn hay trang trí cây quất, cây đào, cây mai bằng các đèn nháy, hay các đồ trang trí xung quanh cây.
Kết hợp cùng với các đồ trang trí khác
- Hãy luôn duy trì chăm sóc đến từng cây cảnh: Chúng ta hãy xác định rằng mình có thể chăm sóc bất kì một loại cây cảnh nào trước khi chúng ta muốn đem chúng về trồng trong nhà, bởi cây cảnh không chỉ dùng để trang trí cho đẹp mà chúng còn có rất nhiều ý nghĩa, công dụng đên với chúng ta. Hãy đảm bảo cây luôn được chăm sóc và phát triển ở môi trường thích hợp nhất để chúng luôn có cơ hội góp phần tạo không gian xanh và tươi mới cho không gian của bạn.
Kết luận
Cây cảnh trong trang trí truyền thống và hiện đại
Tác giả bài viết
Lê Minh Anh
Bài viết liên quan
-
Trồng cây họ Cupressaceae - Hoàng Đàn, Bách
Họ cây Cupressaceae - còn gọi là họ Hoàng Đàn hoặc họ Bách là một họ thực vật hạt trần, tuy không lắm loài nhưng có khá nhiều loài được biết đến một cách phổ biến như Trắc Bá, Bách Vàng, Bách Xanh, Bách La Hán, Bách Xù, Hoàng Đàn, Pơ Mu, Thủy Tùng, Thủy Sam, Cự Sam, Liễu Sam, Bụt Mọc...CHúng được trồng lấy gỗ hoặc làm cây cảnh. Hãy cùng Công Cụ Tốt tìm hiểu.
-
Một hệ sinh thái khép kín - Terrarium
Nếu bạn đã chán nuôi cây chậu, cây leo, tỉa bonsai, nuôi chim thú… thì hãy dám thử một “môn học “ thú vị mới - Terrarium - thứ mà có thể để sống được đến vài chục năm tuổi.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về làm cây cảnh các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp đồ nghề làm cây cảnh chuyên nghiệp, các dụng cụ đặc thù để cắt uốn buộc tạo thế chuyên dụng
-
Cây cảnh: Tác động tích cực hay tiêu cực đến con người?
Các lợi ích mà cây cảnh đem lại cho con người là không thể phủ nhận, tuy nhiên ngoài mang lại các tác động tích cực thì cây cảnh cũng mang đến một vài tác động tiêu cực nho nhỏ đến chúng ta. Vì vậy hãy là một người trồng cây thông minh để không chỉ trồng và chăm sóc ra những chậu cây cảnh xinh đẹp mà còn hạn chế một vài ảnh hưởng tiêu cực nhỏ từ cây cảnh có thể bất chợt xảy đến bạn nhé!
-
Làm bonsai
Có lẽ ít người biết từ bonsai trong tiếng Nhật - 盆栽 - có nghĩa là Bồn-Tài, tức là trồng cây trong chậu - dù tên gọi giản dị nhưng tác phẩm bonsai là những cây con nhưng thường mang dáng một cây cổ thụ trong một chiếc chậu. Trồng và chăm sóc cây cảnh bonsai đòi hỏi những phương pháp rất đặc biệt. Trong chuyên đề bonsai này chúng tôi giới thiệu từ kỹ thuật trồng, kỹ thuật tạo giáng, các thế cây bonsai và cả những sản phẩm bonsai nổi tiếng.