Công Cụ Tốt

Nội dung

Quản lý chăm sóc cây cảnh - Trần Hợp

Đăng lúc: Thứ bảy - 06/01/2024 10:54, Cập nhật 06/01/2024 10:54

Quản lý chăm sóc cây cảnh đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

Quản lý chăm sóc cây cảnh đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

Sau khi hoàn thành nghệ thuật tạo hình cây cảnh thì quá trình sáng tác vẫn chưa kết thúc hẳn, vẫn cần phải quản lý chăm sóc kỹ lưỡng, tiến hành sáng tác lại thông qua các biện pháp: tưới nước, tưới phân, cắt tỉa, phòng trừ sâu hại, đổi bồn làm cho bồn cảnh càng thêm dep.

Tưới nước

Cây cảnh không tưới phân vẫn có thể tạm sống được nhưng chỉ mấy ngày không tưới nước thì cây dễ bị chết. Rất nhiều cây cảnh do tưới nước không đủ làm cho cây chết khô hoặc phát triển xấu, do vậy thực hiện quá trình chăm sóc cây cảnh thì vấn đề tưới nước là quan trọng hàng đầu. Kỹ thuật tưới nước xem ra đơn giản, nhưng để tưới hợp lý thì không hẳn rễ làm. Phải nắm vững quy luật mới có thể vận dụng thoải mí. Lượng và số lần tưới phải căn cứ vào giống cây, khí hậu, bồn to nhỏ.

Bồn đất bùn có tính hút khí tốt, đất bồn dễ khô, tưới nước phải nhiều. Bồn cát có tính hút khí kém nhất, tưới nước nhiều sẽ làm rữa rễ, do vậy số lần tưới và lượng nước là ít nhất. Bồn nông, bồn nhỏ thì số lần tưới nước phải thường xuyên, khi tưới nhất thiết phải tưới đủ.
Những cây lá to, mềm, lượng nước mất đi trên mặt lá nhiều, do vậy phải tưới nước nhiều. Nếu như đất quá kho tức là sắp quăn lá hoặc rụng lá. Với những cay lá nhỏ, cứng, thô ráp nhiều lông, lượng nước mất đi trên mặt lá ít, có thể tưới ít hơn một chút. Đất tơi xốp hoặc chứa nhiều thành phần cát tính thoát nước tốt, giữ nước kém thì nên tưới nước nhiều. Đất dính thoát nước kém, không thể tưới nước nước, nếu không sẽ bị rữa rễ. Nghiêm trọng hơn, cây có thể chết. Chỉ có than bùn, rêu xanh thì có thể thoát nước mà vẫn giữ nước lại được. Sự ảnh hưởng của tưới nhiều hoặc tưới ít đều tương đối nhỏ.
Cây trồng trong thời kỳ sinh trưởng thì lượng nước đòi hỏi rất nhiều so với thời kỳ ngủ. Khí hậu mùa hè khô, nước trong bồn bốc hơi nhanh, sự bay hơi của cây cũng lớn, nước tưới vào phải nhiều. Lúc gió to hoặc độ ẩm không khí nhỏ, tương đối khô thì tưới nước cũng phải nhiều.

Cụ thể tưới nước nhiều, ít chủ yếu nhìn vào đất trong bồn khô hay ẩm mà tưới, thường là trong lúc trời trong xanh. Nhiệt độ vào mùa xuân thu khoảng 20ºC thì mỗi ngày tưới 1 lần. Khi mùa hè nhiệt độ > 25ºC thì phải 1 ngày tưới 2 lần vào sáng chiều (trước 8 giờ sáng và sau 4 giờ chiều). Lần tưới vào buổi sáng phải tưới đủ, lần tưới vào buổi chiều tùy tình hình mà định, đất không khô thì không tưới. Nếu như nhiệt độ len > 36 deg * C thì khi tưới vào buổi sáng phải sớm hơn, buổi chiều muộn hơn. Nếu như dưới ánh mặt trời vào buổi trưa mùa hè mà tưới nước mát thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Nếu như buổi trưa phát hiện ra đất quá khô thì có thể đem bồn vào trong bóng râm, đợi sau khi đất bớt nóng đi thì lại tưới nước. Mùa đông thì vài ngày tưới 1 lần. Thời gian tưới vào trước và sau buổi trưa, đợi sau khi đất bớt lạnh thì tưới. Nếu như tưới vào lúc bồn còn kết bãng thì không biết được độ ẩm khô. Có thể ở bồn cảnh qua đông, nếu như sự chịu rét kém hợạc là bồn cảnh nhỏ thì phải tưới đẫm nước, lạnh khô càng dễ bị lạnh hơn là lạnh ướt.
Nguyên tắc tưới nước là khô thì tưới, tưới thì phải tưới đẫm, tránh chỉ tưới ẩm ở trên mặt.

Phương thức có 2 loại: 1 là tưới vào gốc, 1 loại là phun nước vào mặt lá. Những thực vật sinh trưởng tự nhiên ở núi cao như Ngũ Châm Tùng, Chân Bách, Đỗ Quyên thì tướừ mùa xuân đến thu thường xuyên phun nước lên mặt lá. Những cây rụng lá sinh trưởng tốt thì cách 1 thời gian lại phun nước lên giữ lại mặt lá sạch sẽ. Những những cây rụng lá mà phun quá nhiều vào lá thì sẽ làm cho lá bị lốp, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của cây, cũng không lợi cho việc hình thành hoa mắm.

Tưới nước trước tiên nên tưới vào gốc rồi sau đó phu lên lá để đề phòng quên tưới gốc.

Thời cơ tưới nước: Đối với những cây Mai, Tử Đằng, Hải Đường: Nghênh Xuân thì khống chế lượng nước tưới với thời kỳ nụ hoa phân hóa để làm cho cành thấp và khỏe, nụ hoa tăng thêm nhiều. Nếu như hoa mai ở thời kỳ nụ hoa phân hóa của đầu hè thì đất không nên quá ẩm, đợi đất kho đến lúc lá hơi rủ xuống 1 chút thì mới tưới, ở vào thời tiết mưa mgâu thì bồn phải đặt nghiêng để cho nước chảy đi, đậu quả nhiều. Đối với những cây Hắc Tùng, Mã Vĩ Tùng... lá kim tương đối dài, khi mầm mới nảy ra chưa dài thì giảm lượng nước thích đáng để làm cho lá kim bị ngắn đi, tăng thêm mỹ quan.

Nước tưới không nên quá nhiều, đất trong bồn ẩm quá lâu sẽ phá hủy không khí trong đất, làm rễ cây thiếu khí sẽ bị thối rễ hoặc là ngạt thở mà chết. Vào mùa mưa thì phải thường xuyên kiểm tra. Phát hiện ra mặt bồn tích nước thì phải nghiêng thoát nước đi ngay. Nếu thấy đất trong bồn khó khô, sức hút nước của rễ cây yếu thì chứng tỏ có hiện tượng thối rễ, phải lập tức giảm lượng nước tưới. Đất trong bồn không khô thì tuyệt đối không được tưới. Tốt nhất là cắt đi rẻ thôi, cắt lá, trồng lại, chăm sóc tỉ mỉ làm cho nó mọc rễ mới. Nếu như không xử lý như vậy, loại Tùng Bách hoặc loại lá to khi phát hiện ra sắc lá khô vàng nhưng lại không rụng thì hết phương cứu chữa.
Đất bồn cũng không nên quá khô, như vậy sẽ tạo thành cây rụng lá nhiều hoặc là ngọn khô héo. Nếu như thời gian khô không dài quá thì lập tức phun nước nhiều lần lên lá rồi dưới gốc. Mới đầu lượng nước ít, sau đó dần dần tăng lên. Chỉ cần chuyên cần chăm sóc là có thể phục hồi lại như cũ.

Tưới nước bồn cảnh do người tưới là phù hợp. Bởi vì mỗi cái bồn có độ to, nhỏ nông sâu khác nhau, giống cây cũng khác nhau, ưa khô và ưa ẩm cũng khác nhau, lại thêm nhiều nguyên nhân khác cho nên thường dùng bình tưới lỗ nhỏ do người tưới mới có thể bảo đảm chất lượng. Nếu như ở vườn cảnh thì số lượng cây cảnh tương đối nhiều. Để tiết kiệm nhân công có thể dưới giá bồn cảnh đặt cố định vòi nước. Trên mỗi vòi nước đều đặt 1 vòi nước máy, bình thường ở trong vòi đầy nước. Khi tưới nước dùng nước trong vòi rót ra tưới. Thường là độ ẩm của nước máy trong vòi và khí trời cơ bản bằng nhau, không khí ở trong nước máy cũng đã bay hơi, tưới vào có lợi cho sự sinh trưởng của cây. Nếu như các bồn cảnh cùng giống cây, cùng qui luật thì có thể chọn phương pháp tưới tự phun và tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nhân công, nâng cao hiệu quả.

Bón phân

Có người cho rằng để khống chế sự sinh trưởng của cây cảnh, có thể không bón phân, quan điểm này không đúng. Bón phân quá nhiều - cho cây cảnh sẽ dẫn tới lá bị lốp. Nhưng chất dinh dưỡng trong bồn có hạn, không bón phân thì cành sẽ yếu lá vàng hoa quả hít, ảnh hưởng đến giá trị thưởng thức. Bởi vậy, phải căn cứ vào giống cây khác nhau, mùa khác nhau mà tiến hành bón phân cho thích hợp.

Cây đối với 3 loại nguyên tố đạm, lân, kali đòi hỏi nhiều nhất.

Sau đó là nguyên tố vi lượng như canxi, magiê, lưu huỳnh và sắt, đồng, môlip đen, kẽm... Bón đạm chủ yếu làm cho cây xanh tốt, tăng thêm dinh dưỡng cho cây. Bón thúc lân làm cho hình thành nụ hoa, quả nhanh chín. Bón kali làm cho gốc khỏe, tăng thêm sức chống đỡ. Những cây cảnh xem lá, xem hình như Ngũ Châm Tùng, Chân Bách, Thường Xuân Đằng, Du, Tước Mai, Hoàng Dương... thì bón đạm là chủ yếu, bón lân và kali là phụ. Đối với những cây La Hán Tùng, Hoàng Dương, Ngũ Châm Tùng... nếu như bón lân quá nhiều thì hoa nở rộ khắp cây, không có giá trị thưởng thức. Nhưng với những cây cảnh hoa quả như Tử Đằng, Hải Đường, Sơn Mã, Thạch Lựu... ngoài bón đạm ra còn phải bón nhiều lân và kali.

Phân bón cây cảnh đa số là dùng phân hữu cơ, các yếu tố cần thiết đều có. Bánh đậu, bánh hoa sinh bên trong đều chứa đạm, lân kali nhưng thành phần đạm là chính. Phân gà, bột xương, chứa lượng lân nhiều. Trong tro cây có chứa lượng kali nhiều.

Phương pháp bón phân thường dùng là: Đem gói phân cộng thêm 10 lần nước, đặt trong vò cho lên men. Khi sử dụng đem đã được ủ men cho thêm 10 lần nước pha loãng ra. Sử dụng phân cũng phải ủ lên men nhưng nước pha loãng chỉ gấp 3 lần là được. Khi tưới nước phân thải chọn ngày trong không mưa, khi đất hơi khô thì tiến hành để cho cây hấp thụ. Mưa hoặc đất ẩm mà bón phân thì không những phân dễ bị trôi mất mà còn dẫn đến làm thối rễ. Nước phân không được vào lá. Nếu như dính vào thì có thể dùng nước phun đi để tránh lá cây bị cháy đốm. ở Nhật Bản những ta sử dụng nước phân ít nhưng lại dùng phân đã được ủ kỹ và bột xương được chế và chưng cất qua cao áp. Hai thứ đó trộn lẫn vào nhau về thành viên bằng đầu ngón tay, phươi nắng cho khô mới dùng. Mỗi tháng 1 lần vùi vào đất xung quanh bồn một lượng nhất định. Sau khi dần dần hòa tan theo nước thì nó sẽ được cây hấp thụ vào.

Phân vô cơ tức phân hóa học đa số là phân không hoàn toàn chỉ chứa có 1 nguyên tố. Đặc điểm của nó là thúc đẩy hiệu quả, thích hợp cho việc dùng để bón thúc. Nếu khi cây nấy mầm thì bón urê, loại bồn cảnh hoa quả thì bón làn chua trước và sau khi nở hoa thì sẽ đậu quả sai. Nhưng sử dụng phân hóa học phải nắm được tỉ lệ thích đáng không được quá nồng độ, thường là khoảng 0,5%. Nếu như bón ngoài gốc thì nồng độ 0,2% là vừa.

Mỗi năm bón phân vào trước thời kỳ nảy mầm mùa xuân, mỗi tháng 1 - 2 lần, giữa mùa hè thì đừng bón, sau mùa thu mát thì lại bón. Đất cát giữ phân kém, bồn nhỏ thì đất ít, do vậy đều phải bón chăm chỉ. Đất dính thì giữ phân tốt, bồn to, đất nhiều thì số lần bón ít hơn. Nói chung là nên bón ít nhưng chăm chỉ. Với loại cây hoa quả thì phải bón lượng lớn hơn. Thời kỳ trước và sau khi ra hoa, kết quả thì phải bón nhiều bột xương, lân, tro cây chỏ... Loại Tùng Bách phải bón lượng ít hơn. Mỗi năm bón 2 - 3 lần nước bánh đậu đã ủ kỹ là đủ. Cuối thu bón giảm đi hoặc ngừng hẳn với những giống cây sợ rét về mùa đông, nếu bón phân quá muộn thì những cành mới mọc không đủ khỏe để chống lại rét nên dễ bị hỏng. Bón thiếu hoặc bón quá nhiều thì trên hoa quả, lá cành sẽ có sự phản ánh lại. Do vậy, số lần bón phân cụ thể và lượng nhiều ít đều phải căn cứ vào tình hình sinh trưởng của cây. Bón phân tốt nhất là nên chọn buổi sáng mát mẻ hoặc chiều tối. Thời tiết nóng và dưới ánh sáng mặt trời mạnh thì không phù hợp với việc bón phân. Tạm thời không bón phân vào những cây mới đưa lên bồn hoặc mới chuyển bồn, đợi sau khi rễ mới mọc hãy bón. Thời kỳ sinh trưởng thì nồng độ của phân phải nhỏ. Thời kỳ ngủ thì phải bón đậm hơn một chút. Với cây khi sinh trưởng yếu thì phải bón ít và loãng, khi phát triển mạnh rồi thì có thể bón nhiều, nồng độ phải đậm hơn. Nếu thiếu đi một số nguyên tố vi lượng, cây sẽ phát triển không đẹp.

Ví dụ: những vùng đất có chứa chất kiểm, có những cây thích đất chua như Đỗ Quyên, Sơn Trà... thì mãi mãi sẽ vì thiếu sắt mà dẫn đến bệnh vàng hóa, yếu dần. Nếu bón tăng thêm nước phèn hiện tượng vàng hóa sẽ có thể mất đi. Cách pha nước phân phèn là lưu huỳnh chua á sắt 1 phần, thêm 3 phần (bón phân), thêm 5 phần phân lợn, thêm 100 phần nước. Nếu như không cộng phân lợn cũng có thể chỉ dùng dung dịch lưu huỳnh á sắt để tưới. Đối với trị bệnh vàng hóa trị liệu lá cũng có hiệu quả.

Cắt tỉa

Cọc cảnh là tác phẩm nghệ thuật có sinh mệnh. Sau khi thành hình còn phải sử dụng các loại biện pháp làm cho dáng của nó hoàn mỹ hơn. Những vùng Dương Châu, Nam Thông chủ yếu dùng cọ buộc làm cho phiến cành cây giữ được vuông vức. Nhưng ở Tô Châu, Quảng Châu, Thượng Hải... thì dùng phương pháp tỉa cành, ngắt mầm lá... làm cho cây cảnh không phát triển cao, giữ được dáng vẻ đẹp. Qua cắt tỉa hợp lý, ngoài dáng mỹ quan của cây còn có thể cải thiện điều kiện thông qua gió và chiếu sáng, giảm đi sâu bệnh có hại đến phát triển, ngăn ngừa lá cành dưới khô rụng. Bồn cảnh hoa quả trải qua cắt tỉa thích đáng có thể làm cho hoa quả nhiều và sai, nâng cao hiệu quả thưởng thức (hình 30).
Ngắt đi búp non có thể ức chế sự phát triển của cành, làm cho mầm nách nảy ra, tăng thêm số nhánh, làm cho tán lá xum xuê (hình 31).
Những cây Thanh Tùng, Hoàng Dương, Kim Tiên Tùng, Khởi Tử, sau khi nảy mầm thì giữ lại 1 - 2 mấu, tức là 2 - 4 phiến lá bị ngắt đi lại nảy mầm thì lại hái đi làm cho cành dày và ngắn. Những cây Chân Bách, Hoàng Kim Bách vào đầu mùa hè thì phải dùng tay ngắt đi búp non đột xuất ở tán cây, làm cho tán cây dày đặc trọn vẹn. Nếu như dùng dao cắt thì sẽ làm cho vết thương biến thành màu rỉ, mất mỹ quan.

Đối với các giống cây khác nhau thì phương pháp ngắt mầm có khác nhau. Thường là trên gốc cây và thân cây nảy ra những mầm không định đều phải ngắt hết đi. Trên tán cây có những mẩm không thích hợp quá dày thì cũng phải ngắt đi. Ngoài ra những cây Hắc Tùng, Ngũ Châm Tùng... có thể dùng phương pháp ngắt mầm làm cho cành mới và dày. Cây Hắc Tùng, Hoàng Sơn Tùng, Cẩm Tùng nếu như không khống chế vào ngọn mới thì có thể dài đến mấy chục cm, sẽ làm cho cây mất cân đối. Muốn làm cho nó mọc thành ngắn và dày thì trước khi nảy mầm mùa đông, phải ngắt đi toàn bộ mâm chính. Sau này ở chỗ ngắt mầm chính sẽ mọc ra 2 - 5 mầm phụ. Như vậy dinh dưỡng được phân tán, cành thì ngắn. Nếu như cành quá dày thì lại cắt bớt đi những cành quá dày. Cây Ngũ Châm Tùng nói chung không ngắt đi toàn bộ mầm nhưng căn cứ vào độ dài ngắn của cành, khỏe yếu của mầm, vào lúc mầm mới nhú chưa có kim thì ngắt đi 1 /3 đến 2/3 mầm. Mầm ngắt đi càng nhiều thì cành nảy ra càng ngắn. Nhưng ngắt đi quá nhiều trên cành không có kim thì cành sẽ chết khô.

Ngũ Châm Tùng ngắt mầm đi không được quá muộn. Nếu không giữa mầm đã mộc chất hoá ngắt bất động, hơn nữa mầm đã quá dài. Nếu ngắt độ dài cần thiết thì sẽ ngắt đi toàn bộ lá, chỉ giữ lại cọng khô. Trên tán cây, mầm chính của cành khoẻ phát triển ra có thể ngắt đi toàn bộ để thúc đẩy mầm phụ mọc.

Cắt thành có 2 loại cắt ngắn và cắt thưa. Cắt ngắn là cắt đi một phần cành.

Cắt thưa là cắt đi hẳn 1 số cành, dân gian gọi là "trừu hy" (*). Cây cảnh cành thành phiến thì ở thời kỳ sinh trưởng, phải cắt đi cành của phiến cành đột xuất có để giữ sự vuông vức của phiến cành. Thời kỳ ngủ phải tiến hành cắt ngắn và cắt thưa đối với những cành Tùng Điệp, Giao Thoa, rủ xuống vô lực và quá dày ở bên trong phiến cành làm cho phiến cành dày, thưa phù hợp với độ vuông vức, trên dưới không trùng điệp. Cây Ngũ Châm Tùng có thể tỉa thưa nhưng không thể cắt ngắn. Hắc Tùng có thể cắt ngắn nhưng dưới vết cắt trở xuống phải có lá Tùng để sau này sẽ nảy mầm ra và mọc thêm cành mới.

Với cây cảnh có hoa quả như Mai, Nghênh Xuân đều phải cắt cành sau khi nở hoa, cắt ngắn giữ lại 2-3 m hat am ở thân chính có thể thúc cho mầm mới to khoẻ nảy ra, nở hoa kết quả trên ngọn mới nở 1 5 hoa. Hoa sống ở trên đỉnh dễ kết quả nhất, do vậy không thể ngắt đi hoặc cắt ngắn ngọn mới của năm đó. Cây Tử Vi cũng nở hoa ở đỉnh ngọn mới. Để cành nhỏ có thể nở hoa thì có thể khi ngọn mới dài khoảng 10cm ngắt đi 1 lần làm cho nhánh nhiều mà cành nhỏ. Nhưng về sau thì không ngắt nữa, nếu không năm đó sẽ không có hoa, cây Thuỳ Tư Hải Đường, Thiếp Cánh Hải Đường, Phúc Kiến Trà, Hoà Thích... ra hoa kết quả nhiều ở trên cành ngắn. Do vậy cành dài (tức cành dinh dưỡng) có thể giữ lại 1 - 2 mấu, còn lại cắt ngắn, làm cho nó trở thành cành kết quả. Như vậy hoa quả nhiều và sai, dáng cây cũng đẹp.

Cắt tỉa cây cảnh theo dạng bồn cây còn phải chú ý đến cái đẹp

tổng thể, cao thấp của cây, giữa lá cây che đi, ánh sáng xen vào trên cơ sở giữ nguyên trạng, cố tăng thêm mỹ quan. Ngắt không chỉ làm cho cành nhỏ và dày mà còn có thể tăng

thêm hiệu quả thưởng thức. Thường là giống cây để xem lá thì lá mới vẫn luôn là đẹp nhất. Cây Du khi nảy mầm xanh tươi, Tước Mai, Phong, Ngân Hạnh, Câu Khởi...đều có thể ngắt đi. Sau khi ngắt lá già đi thì Ngân Hạnh, Câu Khởi....đều có thể ngắt đi. Sau khi ngắt lá già đi thì nên giảm lượng nước tưới và bón thúc phân. Khoảng sau 2 tuần sẽ nảy ra lá non. Cây Du 1 năm có thể ngắt lá 1 – 2 lần. Cây Phong ngắt lá già vào cuối mùa hè, sau mùa thu sẽ nảy lá non. Cây Câu Khởi ngắt lá già vào đầu mùa thu, đến cuối mùa thu quả đỏ sai trĩu và xanh một cách tự nhiên. Cây Dung ngắt đi phiến lá cuả toàn cây và mỗi mầm nhọn vào đầu mùa hè. Lúc này phải khống chế lượng nước và cho chiếu suốt ngày dưới ánh sáng mặt trời, lá mới mọc ra dày và nhỏ mà lại có thể tránh nguy hại của sâu bọ.

Cách phòng chữa sâu bệnh phá hoại.

Cây cảnh cũng giống như các cây rừng, cây ăn quả, rau đều dễ mắc bệnh. Giá trị nghệ thuật của cây cảnh cao, có sự tạo hình nhất định, cành thân đều rất quan trọng. Cây cảnh cổ già quý hiếm nhưng sinh trưởng yếu, dễ bị sâu hại xâm nhập vào. Nếu như vì bỗng nhiên nhìn thấy sâu bệnh mà phòng chữa và làm cho lá cây bị tổn hại thì giá trị của cây sẽ bị giảm đi nhiều. Nếu toàn cành bị chết thì tổn thất thật là nghiêm trọng. Vì vậy, đối với việc phòng sâu bệnh hại cây cảnh thứ nhất phải kịp thời, cố tránh gặp tổn thất không bù đắp được. Thứ hai phải tuyệt đối bình tĩnh, không thể đưa thuốc hại vào. Thứ ba là có không giữ lại tính độc hại và hậu quả, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Phòng ngừa bệnh hại

Cây cảnh có nhiều giống, trồng phân tán, chăm sóc tỉ mỉ thì sẽ không tạo thành bệnh lớn. Mặt khác, do đặc thù hoàn cảnh điều kiện của cây cảnh mà chủng loại bệnh tương đối nhiều. Các yếu tố như đa số nguyên tố dinh dưỡng trên bồn trồng, tình hình lưu thông không khí trong nhà và ánh sáng chiếu mạnh, yếu... đều sẽ có thể làm cho cây tự phát sinh bệnh. Ngoài ra, do xâm nhiễm vi khuẩn, chân khuẩn và bệnh độc cũng có thể làm cho cây phát sinh các loại bệnh tính xâm nhiễm. Các bệnh cây cảnh thường gặp là: bệnh thối rễ, bệnh lấm chấm, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, bệnh mô ô, bệnh khô lá, bệnh khô đỏ, bệnh rụng lá. Bệnh thối rễ: Khi cây cảnh đào từ trên núi về trồng ở trong nhà

ẩm hoặc trong bồn thường phát sinh bệnh thối rễ. Một phần do tưới nước quá nhiều, rễ cây khó thở, ngạt thở và thối. Nhưng phần lớn bệnh thối rễ là do vi khuẩn hình lưỡi liềm, vi khuẩn phủ, vi khuẩn từ hạt trong chân khuẩn dẫn vào. Cách phòng chữa nó cải thiện điều kiện, hoàn cảnh như điều tiết ánh sáng, độ ẩm, bón phân hoặc những hoá chất khác để cải biến điều kiện đất đai, tăng thêm sức đề kháng cho cây. Trong tình hình thông gió, ánh sáng chiếu không tốt, độ ẩm và ẩm cao thì bệnh hại tương đối nghiêm trọng. Ngoài ra, cũng có thể lợi dụng ánh nắng chiếu và thuốc hoá học mà tiến hành khử trùng đất làm khí bay hơi.

Bệnh lấm chấm: Cây cảnh bất luận là cây lá kim hay cây lá rụng, ở trên phần lá, ngọn nồn và quả đều hình thành bệnh lấm chấm với hình trạng và màu sắc các kiểu. Nguồn bệnh của chúng phức tạp. Phần lớn lấm chấm do chân khuẩn đến, cũng có nhân tố do vi khuẩn và tính phi xâm nhiễm. Lốm đốm sống trên lá gọi là bệnh đốm lá, như bệnh đốm lá Ngân Hạnh, Hải Đường... Phương pháp phòng chữa bệnh đốm lá chủ yếu là diệt lúc mới xâm nhiễm. Lần sau là phun thuốc bảo hộ trên cây, hình thành một màng bảo vệ làm cho nguồn bệnh không thể xâm nhập vào cây. Nếu như phun rượu gấp 102 thức nước boóc đô hoặc >50% khuẩn linh gấp 500 dịch, đều có hiệu quả tốt. 160 lần đẳng 800 lần dung

Bệnh phấn trắng: Bệnh này thường gặp ở trên phiến lá, chủ yếu nguy hại đến phần trên đất của cây thực vật hạt kín. Trừ phiến lá ra cũng có thể nguy hại đến quả, hoa và ngọn non. Trên bề mặt nó xuất hiện một lớp phấn làm cho cây thấp nhỏ, không xum xuê, lá cuốn hoặc lồi lõm không phẳng, không nở hoa hoặc nở hoa hình khác thường. Các cây như Hồng Phong, Tam Giác Phong, Tử Vi, Câu Khởi, Tước Mai... đều bị cái nguy hại của bệnh phấn trắng. Bệnh phấn trắng là do chân khuẩn của vi khuẩn phấn trắng gây ra. Phân đạm quá nhiều, thời gian che nắng quá dài đều tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng phát sinh. Lưu huỳnh đối với vi khuẩn bệnh phấn trắng đặc biệt mẫn cảm, do vậy có hiệu quả phòng trị rất tốt. Thông thường phân phun bột lưu huỳnh hoặc thạch lựu nồng độ 0,3 – 0,5% độ bộ mê là có tác dụng phòng trị.

Bệnh đốm lá: Bệnh này do vi khuẩn đốm lá gây ra, là bệnh thường gặp ở cây cảnh như bệnh đốm Hội Bách Lệ, bệnh đốm Hải Đường, Mộc Qua, Tùng Châm. Thường vào mùa xuân hè, ở mặt lá có thể nhìn thấy sợi màu vàng, da cam, sau đó có màu vàng. Có lá dưới lưng có thể nhìn thấy sợi màu vàng dẫn đến phiến lá khô, rụng lá và quả, làm cho thế phát triển yếu. Phương pháp phòng trị là diệt nguồn bệnh. Chú ý sự phối hợp kèm theo của ký sinh như vi khuẩn bệnh đốm của cây Hội Bách Lệ mùa đông thì ở trên Hội Bách, mùa xuân bào tử bay về cây lê, nguy hại cho cây. Bởi vậy, ở nơi có nhiều cây cảnh Hội Bách, không thể trồng cây lê. Kỳ phát bệnh dùng thuốc phun để bảo hộ như gấp 102 – 160 lần đẳng thức boóc đô có hiệu quả phòng trị nhất định.

Bệnh mô ô: Là do vi khuẩn than ở trong tử nang khuẩn gây ra, Những cây Du, La Hán Tùng, Câu Cốt, Tử Vi... có nhiều giống bị bệnh. Khi nghiêm trọng trên lá và cành hình thành 1 lớp màu đen rất dày phủ lên, che mất ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, làm cho cây cảnh sinh trưởng không tốt. Vi khuẩn mô ô phần lớn là từ trong các chất tiết ra của nha trùng, giới cáp trùng mà hút chất dinh dưỡng, đồng thời cũng theo nha trùng, giới cáp trùng mà truyền bệnh vào. Bệnh mô ô chủ yếu là phòng trị nha trùng và giới cáp trùng, thạch lựu nồng độ 0,3 – 0,5% bômê, có thể giết chết nguồn bệnh ở trên cây.

Bệnh khô lá đổ, rụng lá Hắc Tùng: 3 loại bệnh này đều sẽ dẫn đến sự khô vàng rồi rụng của cây Ngũ Châm Tùng và Hắc Tùng. Bệnh khô lá là do vi khuẩn vĩ bao gây ra. Bệnh khô đỏ là do vi khuẩn mao bao gây ra. Bệnh rụng lá kim của cây Hắc Tùng là do vi khuẩn túng liệt bàn gây ra. Có thể vào 2 mùa xuân, thu tức là mùa phát bệnh, cách 10 ngày phun thuốc 1 lần.

Phòng trừ sâu hại

Như các cây trồng khác, cây Bonsai cũng thường bị côn trùng phá hoại. Ta nên thường xuyên kiểm tra, chăm sóc cây để diệt trừ côn trùng ngay khi chúng bắt đầu xâm nhập.

Có thể dùng các loại thuốc thông dụng bán trên thị trường để diệt sâu bọ. Mặt khác, có thể tự chế một số loại thuốc sát trùng với giá rẻ để sử dụng như:

Dung dịch đậm đặc gồm 112gr vôi sống và 225gr lưu huỳnh pha với 1 lít nước hoặc 6 gr sun phát đồng CuSO4 với 1,5 gr vôi sống pha với 1 lít nước.

Dung dịch loãng gồm 22,5gr vôi sống với 25 gr lưu huỳnh pha với 1 lít nước hay 6gr sun phát đồng CuSO4 với 1 gr vôi sống pha với 1 lít nước.

Khi dùng thuốc sát trùng, nên pha loãng từng phần nước rồi mới trộn lẫn với nhau thành dung dịch thích hợp. Chú ý, các loại thuốc sát trùng có sun phát đồng (CuS*O_{4}) không được đựng trong bình kim loại.

Dung dịch tro thuốc lá và đầu mẩu thuốc lá (hoặc nước điếu thuốc lào) pha loãng.

Dung dịch thuốc trừ sâu pha thật loãng và thí điểm với từng loại cây.

Các loại thuốc trừ sâu nên dùng loại phân huỷ nhanh với nồng độ vừa phải, không để lại hậu quả xấu cho cây và đất trồng.

Biện pháp bảo vệ tích cực với cây Bonsai là thường xuyên chăm sóc cây để phòng bệnh kịp thời, không để bệnh phát mới có biện pháp. Muốn vậy, phải cung cấp đủ nhu cầu sống cho cây tươi tốt, khoẻ mạnh.

Cung cấp đủ nước, ánh sáng, không khí và thức ăn, thay chậu khi cần thiết để cây tăng trưởng mà không bị chật chội quá. Các cây yếu, bị tàn phá hoặc ở nơi yếu khí dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Vì vậy, cần kiểm tra thường xuyên xem cây có tươi tốt không, sức đề kháng cao hay không. Đặc biệt lưu ý hướng gió, đặt cây xa mầm bệnh, đề phòng khả năng bệnh lan truyền do côn trùng.

Nên phun thuốc trừ sâu cho cây hai đợt mỗi tháng, từ trước mùa hoạt động mạnh vào đầu mùa xuân đến khi cây chuyển sang trạng thái nghỉ lúc sang mùa thu. Khi phun thuốc sát trùng cho cây, không để thuốc lưu trên cây quá lâu, không để thuốc vương vãi trên mặt đất hoặc các cây khỏe mạnh bên cạnh.

Phương pháp phòng bệnh là chú ý giữ gìn vệ sinh đất bồn, đào bỏ đi trứng sâu, phun thuốc phòng bệnh (dùng dung dịch nước chè loãng 1:10) để phun tươi cây, vừa an toàn, vừa hiệu quả.

Với động vật thân mềm có thể bón phân đạm hoặc vôi tôi cũng có tác dụng sát thương. Khi chuẩn bị bồn hoặc đất trồng, nên phun thuốc trừ sâu loãng lên đất, đáy bồn, giá trang trí để phòng ngừa và đuổi sâu bọ...

Bài viết liên quan