Kỹ thuật khoanh vỏ cây nhãn: Điều khiển sinh trưởng cho cây bằng biện pháp cơ giới.
Đăng lúc: Thứ năm - 09/12/2021 09:55, Cập nhật 09/12/2021 09:55
Sau qua trình chăm sóc lâu dài, cẩn thận nhưng cây nhãn lại ra trái không như ý muốn, ra trái ít, ra không đúng thời điểm (ra trái trễ, sớm) hoặc thậm chí là không ra trái thì quả là một điều hết sức buồn và đáng lo lắng đối với người nông dân. Vậy hiện nay có cách nào để khắc phục tình trạng ấy không? Người nông dân có thể điều khiển một cách chủ động đối với việc ra hoa, kết trái của cây trồng hay không? Đó là những câu hỏi mà khoa học, kỹ thuật đã trả lời và được rất nhiều người biết đến ví dụ như sử dụng hoạt chất hóa học, phân bón hay can thiệp trực tiếp vào cây như làm đứt đoạn rễ, khoanh vỏ thân cây.
Hướng dẫn cách giúp cây nhãn ra hoa, ra trái đúng thời điểm bằng phương pháp khoanh vỏ.
Tại sao cần khoanh vỏ cây nhãn?
Đối với mỗi người nông dân đặc biệt là những người nông dân trồng nhãn để làm kinh tế hay trồng để ăn trái trong gia đình thì việc chăm sóc cho những cây nhãn của mình phát triển, sinh hoa, kết trái là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều gia đình vẫn chưa nắm được cách để chăm sóc cho cây tốt hơn hay xử lý các vấn đề sâu bệnh, sinh trưởng, sinh dưỡng của cây. Với tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung và nền nông nghiệp nói riêng thì việc chăm sóc, canh tác nông nghiệp ngày càng trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí và công sức hơn.Để chăm sóc cũng như thực hiện được các biện pháp điều khiển sinh trưởng của cây thì chúng ta cần phải hiểu được đặc tính của chúng. Điều kiện thích hợp cũng như khoảng thời gia để cây nhãn ra hoa kết trái vào khoảng tháng 11 âm lịch. Cây nhãn thường sẽ bị kích thích sự phân hóa mầm hoa ở mùa đông ngắn sau 8-10 tuần với nhiệt độ 15-22 độ C tuần. Khoảng thời gian này nếu độ ẩm của đất càng thấp thì điều kiện ra hoa càng thuận lợi. Sau khi cây đã có sự phân hóa thì thời tiết dần vào mùa xuân, nhiệt độ dần ấm lên tạo điều kiện cho hoa bung ra và thụ phấn kết trái.
Tuy nhiên, thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt và thay đổi, không còn thuận lợi như trước kia nữa khiến cho cây nhãn khó có được điều kiện thuận lợi như vậy nữa. Chính vì như vậy, phương pháp khoanh vỏ thân cây đã được áp dụng để điều khiển cây nhãn ra hoa kết trái theo ý muốn của người trồng.
Khoanh vỏ cây giúp nhãn ra hoa ra trái đúng thời điểm
Vì sao khoanh vỏ cây lại giúp nhãn ra hoa, kết trái nhiều?
Cũng như bất kể loại thực vật hay động vật nào khác, khi chế độ, điều dinh dưỡng bị hạn chế thì việc duy trì nòi giống là điều sẽ được ưu tiên hàng đầu. Cây nhãn cũng vậy, khi gặp điều kiện khắc nghiệt về dinh dưỡng như thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng… cây sẽ phân hóa mầm hoa để kịp thời kết trái nhằm duy trì nòi giống hay nói cách khác là chuyển từ chế độ sinh dưỡng qua chế độ sinh sản. Khi ta khoanh vỏ cây, ta đã trực tiếp ngăn cản chất dinh dưỡng được tổng hợp từ lá cây xuống nuôi thân cây và rễ cũng như ngăn cản nước, chất dinh dưỡng mà rễ cây hút lên để nuôi dưỡng lá. Từ lúc khoanh vỏ của cây cũng chính là lúc cây được nghỉ 1 khoảng thời gian nhất định. Khi không còn sự trao đổi chất tức là cây bị hạn chế dinh dưỡng nên sẽ là tín hiệu để cây bắt đầu phân hóa mầm hoa nhiều hơn, cho tỷ lệ ra hoa kết trái cao hơn và đặc biệt là sẽ ra hoa đồng loạt cả khu vườn có cũng thời gian khoanh vỏ.Khoanh vỏ giúp cây ngừng nuôi lá, ép cây ra hoa
Vậy khi nào thì sử dụng phương pháp khoanh vỏ cây để kích hoa cho cây nhãn?
Không phải cây nhãn nào cũng có thể sử dụng phương pháp khoanh vỏ để kích thích cây ra hoa. Phương pháp này chỉ khuyến khích cho các cây đang có sức khỏe tốt, không sâu bệnh, nấm mốc và trước đó được chăm sóc kĩ, đầy đủ dưỡng chất. Chỉ có những cây khỏe, được chăm sóc đầy đủ thì khi ta khoanh vỏ, ngăn chặn sự trao đổi chất, cây mới đủ sức để ra hoa kết trái và đặc biệt là tự lành vết thương sau khi ra hoa.
Chọn cành khỏe mạnh để khoanh vỏ
Sau khi thu hoạch xong thì cây sẽ bắt đầu cho lộc trở lại, đối với những cây khỏe mạnh, không có sâu bệnh… thì chỉ cần sau khi cây ra 2 lớp lộc, lá cây xanh, già thì chính là thời điểm thích hợp để khoanh vỏ cây. Việc này nhằm khống chế sự phát triển của lộc đợt 3 – lộc đông.
Các bước tiến hành khoanh vỏ cây nhãn
Đầu tiên, chúng ta cần xác định sẽ khoanh những cành nào, cành nào là cành thở. Cành được khuyến khích lựa chọn để khoanh thường có đường kính khoảng 3-4cm.Đối với những cành cây có kích thước lớn hơn 4cm, bà con nên dùng lưỡi cưa có độ dày khoảng 1-1,5mm, cưa 1 đường tròn khép kín trên cây, loại bỏ sạch vỏ trên đường khoanh. Khoảng cách giữa hai mép vỏ sau khi khoanh có chiều rộng từ 1,5-3mm tùy vào kích thước của cành bị khoanh. Khi cưa nhớ để cho lưỡi cưa luôn vuông góc với cành cây.
Sau khi khoanh vỏ, bạn hãy bôi thuốc và bịt vết thương trên thân cành
Băng keo ghép cây
Kiểm tra sau khoanh vỏ cây
Bất kì phương pháp nào cũng sẽ cho ta một mức độ hiệu quả nhất định. Vì thế, sau khi thực hiện biện pháp khoanh vỏ, bà con cần kiểm tra hiệu quả thường xuyên để có thể can thiệp kịp thời việc khống chế ra lộc đông của nhãn.Đối với những vườn nhãn gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như không có mưa, độ ẩm thấp, thì cây nhãn đã được khoanh vỏ thường sẽ không ra lộc thêm nữa. Điều đó chứng tỏ ta đã đạt được hiệu quả cao của việc khoanh vỏ và ngược lại, đối với những vườn nhãn không may gặp phải thời tiết có mưa nhiều, độ ẩm cao, cây nhãn sẽ vẫn ra lộc thì hiệu quả của việc khoanh vỏ là không cao. Chính vì thế, bà con nên kiểm tra định kì ít nhất 3-5 ngày 1 lần sau khi khoanh vỏ cây để kịp thời phát hiện và đưa ra những hướng xử lí tiếp theo. Tránh việc để lộc ra quá dài thì việc xử lí sẽ tốn thời gian và công sức hơn.
Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hoa ra trước lộc đông
Đối với những vườn nhãn không đạt hiệu quả của việc khoanh vỏ cây, ta có thể tham khảo thêm các biện pháp can thiệp bằng hoạt chất hóa học như phun Ethrel hoặc phun kali ở liều lượng cao để diệt lộc nhãn.
Lưu ý khi khoanh vỏ cây nhãn
Một vài lưu ý hết sức quan trọng khi khoanh vỏ.- Hạn chế tốt đa việc va chạm và làm tổn thương mạch gỗ của cây vì việc này có thể khiến nguy cơ chết cành xảy ra là rất cao.
- Nên chọn những dụng cụ khoanh vỏ cây có độ sắc bén cao, không gỉ và trước khi sử dụng cần làm sạch dụng cụ. Vì khi dụng cụ cùn sẽ làm vết cắt không được dứt khoát, dập vỏ cây.
- Sau khi bóc vỏ cây ra, không được để dính lại vỏ cây trên vết khoanh, phải vét sạch và cắt đứt hoàn toàn phần vỏ cây còn sót lại nhằm ngăn việc vỏ cây vẫn có thể vận chuyển, trao đổi chất thông qua phần vỏ còn sót lại. Hơn nữa, nếu không lấy sạch phần vỏ này thì ỏ cây sẽ mau liền lại hơn.
- Năm sau tiếp tục khoanh vỏ cây thì nên chọn vị trí cao hơn vị trí đã khoanh cũ nhằm hạn chế tổn thương lớn cho cây. Việc khoanh cành trong nhiều năm làm cho sinh trưởng của cây bị ức chế gây ra hiện tượng trái nhỏ, lá bị cuốn và cây có thẻ bị chết. Chính vì thế, ở những lần khoanh khác nhau bà con nên chọn cành thở (cành không khoanh) thay phiên nhau giữa những lần khoanh. Đặc biệt là khi đã thu hoạch xong và vỏ cây đã liền lại, cần chú trọng dinh dưỡng, chăm sóc tốt cho cây để cây sẵn sàng cho đợt khoanh vỏ tiếp theo.
Khoanh vỏ nhãn tại những vị trí cao hơn trên cành hoặc chọn cành thở mới
Tác giả bài viết
Tiến Đạt
Bài viết liên quan
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về dụng cụ khoanh vỏ các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp các loại dụng cụ khoanh vỏ cây chuyên nghiệp làm bằng thép tốt và sắc bén