Công Cụ Tốt

Nội dung

Những hư hỏng và cách sửa chữa của tủ lạnh gia đình - TS.Phạm Văn Tùy

Đăng lúc: Thứ hai - 22/04/2024 11:17, Cập nhật 22/04/2024 11:17

Những hư hỏng và cách sửa chữa của tủ lạnh gia đình đã được TS.Phạm Văn Tùy biên soạn và xuất bản

Những hư hỏng và cách sửa chữa của tủ lạnh gia đình đã được TS.Phạm Văn Tùy biên soạn và xuất bản

Các chỉ tiêu đặc trưng của tủ lạnh gia đình

Các chỉ tiêu này thường gồm loại chính: Chỉ tiêu kết cấu, chỉ tiêu nhiệt độ và chi tiêu kinh tế kỹ thuật.
Chúng dùng để so sánh, đánh giá các loại tủ lạnh khác nhau và các tủ cùng một loại.

Chỉ tiêu kết cấu

Dung tích tủ lạnh là dung tích ghi trên nhãn tủ lạnh. Nó chính là dung tích bên trong tủ kể cả các dàn, giá và chi tiết tháo rời đặt trong tủ.
Tủ lạnh gia đình thường có dung tích từ 40l đến 80l. Tủ một buồng thường là loại 40,50,75,100,120,140 160, 200, 260 350 lít. Tủ lạnh 2 buồng không có quạt hông gió thường có dung tích từ 140 đến 380 lít còn  hai buồng có quạt thường từ 260 đến 800 lít.
Dung tích thực tế sử dụng có ích chỉ khoảng 0,8 đến 0,93 dung tích của tủ.
Dung tích ngăn kết đông thường chỉ chiếm khoảng 5 đến 15% dung tích tủ. Với tủ lạnh 2 buồng dung tích này có thể chiếm lớn hơn 20% dung tích tủ. Thông thường ngăn kết đông có dung tích 5 đến 160 lít.
Khối lượng của tủ tính tương ứng với 1 lít dung tích tủ thường từ 0,24 đến 0,5kg/l. Ở các tủ của Nhật thường là 0,24, của Liên Xô cũ vào khoảng 0,33 đến 0,44 kg/l.

Chỉ tiêu nhiệt độ

Nhiệt độ trong ngăn kết đông ở chế độ lạnh nhất (núm điều chỉnh của rơle nhiệt độ đặt ở số lớn nhất) nhiệt độ ở đây thường đạt -6, -12 và -18°C tương ứng với các loại tủ kí hiệu 1 sao (*), 2 sao (★★) và 3 sao (★★★) và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường ngoài.
Nhiệt độ trong tủ tùy theo vị trí núm, điều chỉnh của thermôstat ta đặt ở số nào mà nhiệt độ trong tủ, có trị số khác nhau và thay đổi dọc theo chiều cao của khoang từ trị số nhiệt độ âm (sát ngăn két đông) tới nhiệt độ 10÷12°C (ở đáy tủ). Ở một số tủ nhiệt độ này còn thay đổi tùy thuộc độ mở thông giữa khoang dưới của tủ với khoang có có ngăn kết đông.

Chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật

Hệ số thời gian làm việc: Bình thường, tủ lạnh không làm việc liên tục mà theo chu kỳ: khi đạt nhiệt độ thermôstat ngừng máy nén, sau đó nhiệt độ tăng máy lại làm việc trở lại. Thường trong một giờ có 5 đến 8 chu kỳ như vậy, tức là cứ sau 8÷12 phút máy nén lại bị ngắt.
Hệ số thời gian làm việc là tỷ số giữa thời gian làm việc trong một chu kỳ và thời gian của một chu kỳ, nó biểu thị chất lượng làm việc của tủ và phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và nhiệt độ đạt được trong tủ.
Hệ số này càng nhỏ càng tốt tức là thời gian máy làm việc ít còn thời gian máy nghỉ lại nhiều.
Tiêu hao điện năng. Điện năng tiêu tốn để chạy tủ lạnh phụ thuộc vào công suất tiêu thụ, thời gian làm việc, nhiệt độ môi trường và độ lạnh trong tủ.
Vì vậy khi thay vị trí núm điều chỉnh của rơle nhiệt độ thì tiêu hao điện năng cũng thay đổi theo. Ở độ lạnh tối đa, điện năng tiêu hao cho tủ 3 sao tăng khoảng 30% so với tủ 1 sao, tủ lạnh 3 sao cũng tiêu thụ điện nhiều hơn tủ hai sao từ 20 đến 25%.

Kiểm tra xác định trạng thái làm việc của tủ lạnh

Dấu hiệu hoạt động bình thường của một tủ lạnh

Cắm điện, vặn núm điều chỉnh của thermôstat ra khỏi số 0, thermôstat phải đóng điện nghe có tiếng "tách" trong thermostat và lốc động cơ máy nên phải làm việc (nếu chú ý có thể nghe tiếng "tách" nhẹ trong hộp rơle, sờ tay vào lốc hay dàn nóng nhận biết được rung động khi nó làm việc)
Máy chạy êm, chỉ nghe tiếng gõ nhẹ của hộp rơle khi đã cấm điện được 0,2 - 0,3s, sau đó không nghe tiếng gừ gần của máy hoặc tiếng gõ lạ tiếp tục trong lốc. Nếu lốc là loại dùng lò xo treo để cố định thì khi máy khởi động nó có thể rung lắc, nhưng sau đó phải ổn định, không ồn.
Ống đẩy từ lốc đến đầu dàn nóng phải nóng dần độ nồng tăng dần, mức độ giảm dần đến phin lọc chỉ còn âm ấm.
Mở cửa tủ nghe rõ tiếng gas phun vào dàn lạnh, nhiệt độ dàn giảm dần. Sau 15 phút, sờ vào dàn lạnh thấy dính tay, lớp tuyết phủ đều là tủ hoạt động tốt.
Để thermôstat ở số nhỏ, sau một lúc nó phải dừng máy nén, sau đó nhiệt độ trong tủ tăng máy lại làm việc lại là thermôstat, rơle khởi động và động cơ máy nén làm việc tốt. Máy nén làm việc theo chu kỳ.
Nếu tắt máy xong ta lại cho máy chạy lại ngay mà rơle bảo vệ ngắt khi máy nén không khởi động được, là rơle bảo vệ hoạt động tốt.
Khi đã kê tủ ngay ngắn, bằng phẳng mà cánh cửa tủ khó đóng kín là doăng cửa, bản lề hay nam châm của chưa chỉnh.
Khi tủ chạy bình thường, dàn nóng phải nóng đều dàn lạnh bám tuyết hết, với tủ 140 lít sau 2h30 có thể làm được 0,5kg đá hoặc sau 6 tiếng có thể làm được 2÷7 kg đá.
Máy nén phải nóng suốt cả thời gian làm việc và cả lúc nghỉ ngắn cũng như khi khởi động lại.
Ống hút phải cảm thấy lạnh nhưng không có tuyết về đầu lốc.
Nếu do dòng điện định mức ở tủ 220V trong khoảng 0,7 đến 1,1A, còn ở tủ 110V trong khoảng 1,7 đến 2,8A, ở tủ đá 220V khoảng 1 đến 2A. Áp suất phía hút thường khoảng 1,5bar (20 PSI).

Kiểm tra áp suất làm việc của máy

Ta chỉ kiểm tra được cả áp suất đầu hút và đầu đẩy khi ở đầu nạp trên lốc có đầu nối rắc co chờ sẵn hoặc ta có van nạp nhanh lắp vào đầu nạp và khi sau dàn ngưng (trước phin lọc) đã có hoặc ta có van trích để lắp. 
Lắp bộ van nạp vào hệ thống như hình 97.
- Xả đuổi hết không khí ở các ống cao su bằng Frêon 12 từ chai gas;
- Nối ống giữa với chai gas;
- Mở hoàn toàn 2 van của bộ đồng hồ;
- Nới lỏng các rắc co phía đầu ống nạp và phía van trích;
- Mở từ từ chai gas để đuổi không khí trong ống cho đến khi gas thoát ra một ít ở 2 phía rắc co vừa nơi lỏng là được.
Vặn chặt các rắc co lại.
Đóng hoàn toàn hai van của bộ đồng hồ như hình 97.
Đóng van chai gas, tháo bỏ chai và dây nạp.
Mở hoàn toàn van trích và van nạp nhanh ở đầu nạp gas (nếu có) đồng hồ đỏ sẽ chỉ áp suất đẩy, đồng hồ xanh sẽ chỉ áp suất phía hút.
Cho máy chạy, điều chỉnh thermostat về vị trí lạnh nhất.
Khi máy chạy ổn định khoảng 5 phút trị số áp suất ghi được ở hai phía đầu đẩy và đầu hút chính là các áp suất định mức của máy.
Cho máy dừng, bấm thời gian tiếp tục theo dõi áp suất từ khi dừng máy đến khi áp suất trong máy cân bằng (trị số áp suất hai đồng hồ chỉ sai khác nhau không quá 0,7bar (10PSI). Bấm thời gian lúc áp suất cân bằng. Khoảng thời gian này chính là thời gian cân bàng áp suất. Các trị số áp suất định mức và thời gian cân bằng áp suất ghi được là những căn cứ quan trọng để tìm và sửa chữa các hư hỏng của máy.

Hình 97. Đo áp suất trong hệ thống máy bằng bộ van nạp.

Xác định dòng điện định mức động cơ máy nén

Dòng điện định mức được kiểm tra khi máy đang làm việc ở trạng thái tốt. Xác định được nó sẽ giúp ta phán đoán các hư hỏng sau này của động cơ máy nén và các hư hỏng khác.
Dòng điện định mức xác định được thường khác với dòng điện ghi ở mác máy do các điều kiện làm việc thực tế khác điều kiện tiêu chuẩn. Nếu xác định đúng dòng điện định mức này còn đáng tin cậy hơn cả giá trị cho ở mác máy trong điều kiện sử dụng của người sử dụng.
Cách xác định
Cho máy chạy, dùng ampe kìm có độ chính xác phủ hợp cặp vào một trong hai dây cung cấp cho tủ để đo.
Nếu dùng ampe kế thường, phải đấu nối tiếp nó với 1 trong 2 dây cáp điện.
Chú ý. Khi dùng ampe kìm phải giữ nó sao cho dây dẫn đi qua ở giữa hai gọng kìm. Trong điều kiện phải cập lệch, phải hiệu chỉnh số đo theo tài liệu hướng dẫn cho từng loại dụng cụ.
Phải đảm bảo điện áp cung cấp đùng trị số, giá trị dòng điện đo được mới phản ánh chính xác trị số xác định. 

Kiểm tra lượng gas nạp

Trước khi làm các công việc sửa chữa khác nên thử xem máy có nạp đủ hoặc còn đủ lượng gas không.
Có thể dùng phương pháp đơn giản sau để thử, dựa trên việc kiểm tra lượng lòng ngưng tụ sau dàn nóng. Nếu máy có đủ gas thì khi làm việc phải có gas lòng ra khỏi dàn nóng.
Trình tự thử
Cho máy chạy, điều chỉnh thermostat cho tủ làm việc ở chế độ lạnh nhất.
Sau ít nhất 5 phút đốt một que diêm hơ vào đoạn ống ra ở cuối dàn nóng cho đến khi diêm cháy hết, sờ tay vào chỗ ống vừa bị đốt.

Hình 99. Thử lượng gas nạp vào tủ.
Nếu ống nóng, không thể để tay ở đó được là trong máy thiếu gas nên không có đủ gas lòng ở đó để nhận nhiệt do que diêm đốt nóng mà chỉ có gas ở thể hơi (hấp thu nhiệt kém hơn gas lỏng).
Nếu ống ít nóng tức là máy còn đủ gas. Vì có gas lỏng hấp thụ nhiệt của que diêm nên sờ tay được lâu không thấy nóng.
Kiểm tra để chọn tủ lạnh
Xác định rõ mục tiêu chính sử dụng tủ lạnh: Làm đá, bảo quản thực phẩm, rau quả, nước giải khát,... là chính hay dùng đa năng.
Xác định dung tích cần thiết của tủ
Từ những yêu cầu trên quyết định mua loại tủ dung tích bao nhiêu lít, mấy hoa tuyết (sao) tủ một buồng hay hai buồng, loại có xả tuyết tự động (khi có nhu cầu chạy thường xuyên ở nhiệt độ thấp nhất) hay bán tự động. Khi cần nhiệt độ thấp mua tủ ký hiệu nhiều hoa tuyết, cần làm lạnh nhanh có thể mua tủ hai buồng có quạt gió lạnh ở trong. 
Ngoài ra còn phải căn cứ vào tình hình, khả năng cấp điện (liên tục hay gián đoạn, điện áp 110V hay 220V, dao động điện áp) và cả vị trí, không gian đặt tủ để chọn loại tủ có đặc tính thích hợp, không gian chiếm chỗ hợp lí (tủ chữ nhật, hình vuông, to, nhỏ...), màu sơn.
Nếu là tủ mới, xem qua tài liệu hướng dẫn sử dụng để xác định các đặc tính chính. Nếu là tủ cũ không còn tài liệu phải xác định nhãn hiệu tủ hoặc chạy thử, đo đạc các đặc tính của động cơ máy nén, khả năng làm việc.
Nếu tủ cũ đã bị bổ lốc (quấn lại động cơ, sửa chữa máy nén) hay nạp lại gas thì vết hàn, doa lại vỏ hay màu sơn sẽ khác, đầu nạp gas đã bị gia cố hàn lại không có hình dáng màu sắc, kiểu cách lúc xuất xưởng.
Chú ý:
- Sự hoạt động bình thường của thermostat, hộp rơle bảo vệ khởi động, lốc máy;
- Tốc độ làm lạnh;
- Độ kín khít của joăng đệm cửa; 
- Tiếng ồn khi khởi động và lúc làm việc;
- Khả năng làm việc trong các điều kiện điện áp, nhiệt độ môi trường thay đổi.

Những hư hỏng và cách sửa chữa

Những hư hỏng khi máy nén vẫn làm việc

Khi động cơ chạy tốt, máy nén đủ áp suất có thể tủ vẫn mất lạnh, lạnh ít hoặc có những hư hỏng khác.
1. Độ lạnh kém
- Biểu hiện: Không làm được đá hay rất lâu ra đá, tuyết không bám hết được dàn bay hơi, máy chạy liên tục, dàn nóng không nóng lắm.
- Nguyên nhân:
a) Thiếu gas
Hiện tượng:
Tuyết không bám hết dàn lạnh.
Máy chạy lâu, thermostat không cất (hệ số thời gian làm việc tăng) nếu chạy lâu thì rơle bảo vệ sẽ cất:
- Ống đẩy chỉ hơi nóng;
- Dàn ngưng không nóng lắm.
Nếu đo áp suất, do dòng điện thì thấy như sau: Khi máy chạy có chân không ở đầu hút (áp suất ở đồng hồ chỉ dưới số không) áp suất đầu đẩy thấp hơn bình thường.
Dòng điện vào động cơ thấp hơn bình thường.
Cho máy nghỉ thấy thời gian cân bằng áp suất ngắn hơn bình thường.
Sửa chữa 
Trường hợp hệ thống lạnh thử nghiệm, nếu đã có sẵn hoặc có thể lấp với van trích (sau dàn nóng) và van nạp (ở đầu nạp máy nén) thì nạp thêm gas để đủ áp suất thử chỗ rò. Nếu không có chỗ rò thì do máy nạp thiếu gas, chỉ việc nạp thêm gas là được. Trường hợp sửa chữa, chỉ cần nạp thêm gas.
Nếu không lấp được các van trên hoặc thử có chỗ rò cần:
- Khác phục chỗ hở;
- Thay phin, thử kín;
- Hút chân không;
- Nạp lại gas;
- Chạy thử, khi đủ lạnh, thermostat đóng, cất tốt.
b) Hỏng thermostat
Thermostat đóng ngắt không chính xác (kéo dài thời gian nghỉ, khó đóng lại) nguyên nhân có thể là ít môi chất trong ống cảm biến...
Cách thử: Tháo thermostat đấu tất, tủ chạy, lạnh tốc độ bình thường là thermostat hỏng thay cái khác.
c) Tắc ống mao
Biểu hiện
Khi tủ còn lạnh (ít) tức là không tác hoàn toàn nên thường có một ít tuyết ở vùng đầu vào dàn lạnh.
Động cơ nóng hơn bình thường, tiếp tục chạy lâu thì rơle bảo vệ sẽ cất.
Ông đẩy và đầu dàn ngưng nóng hơn bình thường.
Nếu đo đạc: Dòng điện cao hơn bình thường.
Áp suất đầu hút thấp còn áp suất đầu đẩy cao hơn bình thường.
Khi cho máy nghỉ lâu cân bằng áp suất.
Sửa chữa
- Xả gas;
- Thay ông mao;
- Thay phin;
- Thử kin;
- Hút chân không;
- Nạp lại gas;
- Chạy thử, tủ đủ lạnh thermostat đóng ngắt tốt.
d) Máy tắc ẩm
Khi phin lọc không còn khả năng hút hơi ẩm nữa mà vẫn có ẩm tách ra từ đầu, dây cuốn động cơ... thì ẩm sẽ đóng bảng làm tắc đầu ống mao gần dàn lạnh (vùng ống mao có nhiệt độ thấp). Do vậy, máy không còn khả năng làm lạnh (vì lòng không vào được dân lạnh) nhiệt độ trong tủ lại tăng dần làm tan đá trong ống mao, dòng môi chất lại thông. Do đó khi tác ẩm không mất lạnh hoàn toàn.
Biểu hiện
Trên bề mặt dàn lạnh có tuyết rồi sau lại tan (lúc có ẩm tác).
Ống đẩy và dàn nóng lúc nóng (lúc không bị tấc), lúc nguội (khi bị tác).
Máy làm việc theo chu kỳ ngắn (rơle bảo vệ đóng ngắt liên tục).
Nếu đo thấy áp suất đầu hút và áp suất đầu dây tăng giảm bất thường. Khi tác ấm áp suất hút nhỏ hơn không, áp suất đẩy cao hơn bình thường, còn khi thông dòng áp suất hút lại bình thường, áp suất đẩy cũng trở về vị trí số định mức.
Nếu hơ nóng ống mao (hình100), chú ý dùng ngọn lửa nhỏ và không làm cháy cánh nhiệt ống hút - sẽ hết tác ẩm, mở cửa tủ lạnh có thể nghe rõ tiếng gas phun vào dàn lạnh. Thường tác ngay đầu ống mao nối với dàn lạnh nên có thể dùng nước nóng làm nóng dàn ở góc nối với ống mao cũng hết tắc ẩm.

Hình 100. Thử tắc ẩm ống mao bằng mỏ hàn hơ nóng.
Sửa chữa
- Xả hết gas;
- Khử ẩm (thay phin sấy, hút chân không bằng bơm chân không cao);
- Làm các công việc nạp lại gas.
- Thử lại, khi đạt độ lạnh, rơle nhiệt độ đóng, cất tốt.
e) Nạp quá nhiều gas
Khi nạp gas quá nhiều, máy cũng kém lạnh.
Hiện tượng
Tuyết bám ở dàn lạnh nhiều hơn bình thường.
Dàn nóng: Nóng dữ dội.
Máy nén: Lạnh hơn bình thường, nhất là lúc mới khởi động.
Ống hút bị đọng sương bề mặt hoặc có tuyết bám về tận lốc.
Nếu đo
- Dòng điện cao hơn bình thường;
- Khi máy chạy cả áp suất đầu hút và đầu đẩy đều cao hơn bình thường;
- Khi máy nghỉ: Áp suất cân bằng cũng cao hơn bình thường.
Sửa chữa:
- Xả bớt gas qua đầu nạp của máy;
- Ở máy thử nghiệm khi còn nối với bộ van nạp và van trích ở đầu đẩy thì mở van phía hút, xả bớt gas qua đầu giữa.
Từ từ mở van phía đồng hồ hạ áp gas sẽ thoát ra ở ống giữa. 

Hình 101. Xả bớt gas khỏi hệ thống thử nghiệm.
Đến khi thấy áp suất giảm đến trị số định mức, cho máy chạy khoảng 5 phút sẽ kiểm tra được trị số áp suất này. Đối với máy đã nạp sau khi sửa chữa thì xả gas qua van phía hút nếu máy lạnh còn nói với bộ nạp. Nếu đã ngất bộ nạp và hàn kín phải dùng dũa công nghệ, mở một lỗ thật nhỏ phía đầu nạp (tốt nhất mờ trên ống mao đầu nạp) để xả bớt gas. Sau khi xà xong bếp đầu ống và hàn kín.
g) Độ lạnh kém do máy nén văn làm việc nhưng không bình thường
Hiện tượng:
 -Có tiếng kêu lạ trong máy nén;
- Ống đẩy không nóng,
- Lốc máy không nóng bình thường.
Từ từ mở van áp lực thấp để xả bớt gas.
Nguyên nhân 
- Clapê bị bẩn, vênh, thủng;
- Pittông và xilanh bị mài mòn, khe hở lớn;
- Vỡ ống đẩy trong lốc.
Sửa chữa
Theo nguyên nhân. Thử lại kỹ trước khi hàn, láp vào hệ thống.
h) Tù không kín, cách nhiệt bị ẩm hoặc thùng
Biểu hiện:
- Tuyết bám nhiều ở dàn bay hơi hơn bình thường; tủ ít ngắt (hệ số thời gian làm việc tăng); 
- Nhiệt độ trong tủ tăng;
- Sờ vỏ tủ gần khe cửa thấy lạnh;
- Có đọng sương phía sau tủ ở cửa sổ chắn dàn lạnh.
Nguyên nhân:
- Cửa tủ đóng không kín;
- Nắp cửa phía sau dàn lạnh lỗ lắp dây điện không kín;
- Cách nhiệt bị ẩm, bị nước vào.
Sửa chữa 
Điều chỉnh khe hở cửa tủ hợp lý bằng cách điều chỉnh chốt bản lề tủ để khi đóng lại, joảng tủ đệm kín hết khe hở, kiểm tra lại nam châm, nán lại cửa, khung tủ nếu bị cong, gù hay móp cục bộ.
Kê lại tủ cho bàng, cân đối.
Làm kín nấp sau dàn lạnh và lỗ dẫn dây điện, ống cảm biến của thermostat...
Hàn và kín vỏ tủ không để ẩm ướt hay thiếu cách nhiệt.

Tủ lạnh mất điện hoàn toàn

Biểu hiện 
Động cơ máy nén vẫn chạy nhưng không có lạnh. Dàn ngưng cơ thể vẫn nóng.
Nguyên nhân
a) Tủ hết gas
Có chỗ thủng, không khí vào trong hệ thống. Xác định chỗ thủng; thường ở dàn lạnh hoặc ở cuối phin lọc (do gẫy ống mao chỗ nối vào phin) cùng có khi do hở lốc ở chân giác cấm điện.
Khác phục chỗ rò gas.
Làm các công việc nạp lại gas.
b) Tắc ống mao
Nếu tắc gần phía phin lọc, thử hơ nóng chỗ tác nếu không thông là tác bẩn, cần thay ống mao.
Nếu tắc cuối ống mao, đầu dàn bay hơi, nếu hơ nóng hay dội nước nóng mà thông dòng là tác ẩm, cần thay phín, nạp lại gas.
Hiện tượng chung khi tác ống mao là dân lạnh bị hụt hết gas, tuyết tan, không còn lạnh. .
Khi không tắc hoàn toàn sẽ thấy tuyết bám ngoài ống ngay chỗ bị tắc
c) Tắc phin lọc
Nếu phin tắc ít thì tủ còn hơi lạnh. Khi mất lạnh hoàn toàn là phin tác hoàn toàn.
Biểu hiện: Khi mới chạy ông đẩy nóng, sau lạnh dần, phin lạnh.
Tắc phin thường là tắc bẩn (do bụi bẩn, cạn dầu, mặt kim loại ...) phải thay phin lọc.
d) Hư hỏng bên trong máy nén
Thực ra máy vẫn chạy nhưng khả năng nén hút (thể hiện qua áp suất đầu hút, đầu đẩy) không bình thường.
Có thể do là van (clape) gãy, cong, thủng hay nứt vỡ ống dây trong máy... khi đó vỏ máy không nưng lắm, công tiêu thụ giảm (máy chạy với dòng điện nhỏ). Sửa hoặc thay máy nén.

Động cơ, máy nén không hoạt động

Có thể do không có điện vào động cơ:
- Động cơ hỏng;
- Máy nén hỏng;
- Nạp quá nhiều gas máy không khởi động được;

Khi có điện vào đến hộp rơle khởi động bảo vệ ở lốc máy

Chứng tỏ thermostat vẫn cho thông mạch.
Kiểm tra và sửa chữa theo nguyên nhân theo trình tự sau:
a) Role khởi động không làm việc, có thể do
Không đủ điện áp rơle không hút được.
Điện áp thấp rôto động cơ không quay được, dòng lâng làm rơle bảo vệ cắt máy.
Tiếp điểm rơle khởi động bị bẩn không dẫn điện hoặc khi rơle hút hai tiếp điểm không chạm nhau.
Lõi sắt bị kẹt không hút lên được.
Hộp rơle đấu dây nhầm.
b) Rơle bảo vệ hỏng, có thể do
Không đóng tiếp điểm
Tiếp điểm tiếp xúc không tốt do bẩn, cháy sém, phủ một lớp bẩn hay xỉ không dẫn điện, vênh, gẫy rời, dính tiếp điểm.
c) Động cơ đã bị cháy, có thể là
Cháy cuộn khởi động do điện áp cao quá, rơle khởi động không ngắt mạch, cuộn khởi động chịu tải bất thường. Cả cuộn chạy và cuộn khởi động cùng làm việc nên dòng chung tăng cao, rơle bảo vệ ngắt mạch nhiều lần. Cuộn đề dễ cháy hơn vì tiết diện dây nhỏ, điện trở lớn.
Cháy cuộn làm việc thường do điện áp nguồn giảm quá mức, rơle khởi động không đóng mạch cuộn để được, rôto không quay. Cuộn chạy chịu dòng lớn, nóng, rơle bảo vệ ngát mạch nhiều lần lập lại, cuộn chạy dễ cháy.
Máy nén hoặc do động cơ bị kẹt cơ, pittông không chuyển được hoặc chỉnh rôto trong động cơ bị kẹt không quay được, dòng tăng cao làm cháy động cơ.
Trường hợp này tiếng ù và tiếng gừ trong máy rõ hơn.
d) Tụ điện hỏng
Tiếp xúc không tốt thì sửa lại.
Tụ hỏng phải thay tụ khác. 
e) Nạp quá nhiều gas 
Gas nạp quá nhiều có thể máy cũng không khởi động nổi.
Kiểm tra xác định đúng là nạp quá nhiều gas thì phải xả bớt gas.

Khi không có điện vào đến hộp rơle ở lốc máy

Kiểm tra, khắc phục theo thứ tự
a) Mất điện lưới
b) Mất tiếp xúc điện.
Có thể là Đứt dây điện. 
Hộp đấu dây có chỗ tiếp xúc không tốt, mặt, lòng vít hay đầu tiếp xúc bẩn.
Do thermostat có thể: Tiếp điểm không đóng hoặc tiếp xúc không tốt; chưa vặn núm điều chỉnh nhiệt độ, để núm vặn ở số bé quá trong khi tù còn lạnh thermostat không đóng tiếp điểm.

Những hỏng hóc khác

Rò điện ra vỏ và các chi tiết

Biểu hiện
Sờ vào tụ bị điện giật. Chạm bút thử điện vào những chỗ kim loại không sơn hay phủ cách điện thấy có điện (tùy theo mức độ rò điện mà bút thử sáng nhiều hay ít). Nếu điện rò ít thì không thấy giật và khi bút thử điện đang sáng, sờ tay kia vào tủ bút sẽ hết sảng. 
Nguyên nhân
- Đầu nối điện hoặc giây dẫn mất cách điện chạm vỏ hoặc dàn, đường ống, hộp rơle.
- Cuộn dây mất cách điện chạm vỏ động cơ;
- Giắc cắm điện trong động cơ chạm vỏ.
Sửa chữa
- Kiểm tra, sửa hộp đầu dây (nếu hỏng);
- Kiểm tra, sửa công tác, dây, đui đèn;
- Kiểm tra, sửa thermostat;
- Kiểm tra hộp rơle khởi động - bảo vệ.
Đo cách điện của các dây dẫn, các bối dây của động cơ, role... với vỏ (đất). Điện trở cách điện khi quay mêgomet phải lớn hơn 5MΩ. Nếu nhỏ hơn 1MΩ phải tìm đúng chỗ hỏng và khắc phục hoặc thay thế.
Nếu rò điện nhẹ, cũng có thể do hộp đấu dây, rơle, dây dân, ... bị bẩn hoặc ẩm, lâu ngày không làn việc. Lau chùi sạch sẽ, đạt tủ nơi khô ráo có thể một thời gian sau sẽ hết rò điện.

Máy làm việc ồn

Hiện tượng
- Có tiếng ù hoặc gõ trong lốc;
- Có tiếng kêu lạch xạch từ các cơ cấu có định lốc, đường ống, dàn, cửa...;
- Có tiếng gỗ trong rơle.
Nguyên nhân
- Lò xo treo hay bulông cố định lốc bị nới lỏng hoặc quá chạt, mất cân đối vững chắc:
- Dàn nóng hoặc các rơle cửa tủ,... cố định không tốt, mất cân bằng động:
- Rơle hoặc lốc bị sự cố: Kẹt rơle, lốc sát cốt, lá van hỏng, hỏng lò xo treo trong, ống đẩy bị rò, bôi trơn kém, hỏng chốt pittông, bạc biên ...
Sửa chữa
- Chỉnh máy, chữa theo nguyên nhân;
- Thay lốc...
Nếu tiếng ồn phát ra do máy nén bị quá tải, các bộ phận cơ cấu không được neo giữ, cố định hợp lý thì thường kèm theo hiện tượng rung tủ và các bộ phận. Khắc phục tiếng ồn và hiện tượng rung động trong trường hợp này chỉ là một.

Máy chạy liên tục

Bình thường, chỉ sau một thời gian, khi đạt độ lạnh là máy ngừng chạy. Máy chạy lại khi nhiệt độ trong tủ đã tăng. Máy chạy không nghỉ tức là hệ số thời gian làm việc tăng.
Nguyên nhân
- Thermostat không ngắt được tiếp điểm;
- Đặt đầu cảm biến của thermostat không đúng (không trao đổi nhiệt được với dàn lạnh và không khí trong không gian lạnh);
- Mất gas trong ống cảm biến;
- Xơ cứng trong hộp xếp thermostat;
- Nhiệt độ không khí bên ngoài quá cao;
- Bỏ quá nhiều sản phẩm hoặc sản phẩm có nhiệt độ cao (nóng) trong tủ.
Sửa chữa
Chữa theo nguyên nhân, chủ ý kiểm tra thermostat và thông thoáng chỗ đặt máy. 

Máy lạnh làm việc và ngưng không theo quy luật.

Hiện tượng
- Máy đóng và ngắt mạch liên tục (hệ số thời gian làm việc giảm);
- Máy ít ngắt mạch.
Nguyên nhân
- Máy bị tác ẩm, rơle bảo vệ cắt, nhiệt độ tăng lại cho thông mạch;
- Động cơ bị om dây, điện trở giảm khi làm việc do tăng nhiệt độ. Rơle bảo vệ ngắt mạch, động cơ nguội đi lại cho thông mạch; 
- Nếu máy chỉ làm việc khi để núm thermostat ở trị số lớn là do giảm gas trong ống cảm biến;
- Có thể là do ổ cắm không chặt hoặc mất tiếp xúc điện khác.
Sữa chữa theo nguyên nhân
Chú ý kiểm tra cung cấp điện, thermostat và rơle bảo vệ.

Rơle bảo vệ hoạt động liên tục

Nguyên nhân
- Điện áp cung cấp tăng, giảm thường xuyên;
- Lắp nhầm loại rơle bảo vệ, không phù hợp với lốc của tủ (rơle có dòng cắt nhỏ hơn);
- Ổ cắm hỏng hoặc tiếp xúc điện ở rơle không tốt. Rơle không được lấp chác chán cẩn thận;
- Hỏng tụ;
- Động cơ bị om dây, máy nén bị kẹt cơ.
Sửa chữa: Chữa theo nguyên nhân. Chú ý điện áp nguồn. Kiểm tra tiếp xúc điện, rơle, chất lượng động cơ - máy nén; khi lốc khó khởi động hoặc không khởi động được cùng có những nguyên nhân tương tự nhưng thực tế tủ lạnh không làm việc và số lần khởi động tăng nhiều.

Tủ lạnh tiêu thụ nhiều điện

Khi theo dõi (hoặc đo) thấy tủ chạy tốn điện, có thể do các nguyên nhân sau:
Nhiệt độ môi trường tăng cao có thể do:
- Phòng thông thoảng không được tốt;
- Tủ để sát tường hay ở "góc chết" khó làm mát dàn ngưng;
- Từ đặt gần nguồn nhiệt như bếp, lò sưởi.
Tủ cách nhiệt kém. Có thể do:
- Cửa tủ đóng không khít nên nhiệt và không khí vào nhiều, lớp tuyết bám dày truyền nhiệt lại càng kém;
- Khi đóng cửa tủ, đèn trong tủ không tất (ví dụ, do công tác đèn hồng). Khi đó nếu công suất của đèn là 15W thì một ngày đem sẽ tiêu thu thêm 0,36kW và cũng tiêu tốn thêm khoảng 0,36kWh lạnh;
- Điện áp nguồn cao quá máy chạy cũng nóng hơn, tốn điện;
- Có tổn hao khi chạy qua biến áp (nếu có);
- Máy nén có sự cố, ma sát tăng, tải lớn;
- Cuộn dây động cơ bị om, cách điện giảm, tổn thất công suất tiêu thụ tăng;
- Bộ hơi của máy nén kém (clapê hút và đẩy làm việc kém), công suất lạnh máy nén không đủ, máy chạy lâu, nóng;
- Cách nhiệt bị hỏng, ẩm, nấp sau dàn lạnh không kín;
- Máy thiếu gas, công suất lạnh giảm, máy chạy lâu tốn điện;
- Đặt quá nhiều sản phẩm, nhất là thức ăn nóng vào tủ;
Sửa chữa theo nguyên nhân Tùy điều kiện cụ thể loại bỏ dần nguyên nhân xác định đúng bệnh, chú ý tình trạng chất lượng tủ và chế độ sử dụng, bảo dưỡng. 


Bài viết liên quan