Công Cụ Tốt

Nội dung

Quy trình sản xuất thước cuộn Stanley

Đăng lúc: Thứ năm - 26/10/2023 11:58, Cập nhật 26/10/2023 11:58

Thước cuộn là một trong những dụng cụ cầm vô cùng quen thuộc và cần thiết được sử dụng trong các lĩnh vực như xây dựng, sửa chữa, thiết kế nội thất, hay ngay trong cả mỗi gia đình. Dùng để đo chiều dài của các vật thể, khoảng cách giữa các điểm với nhau. Thước cuộn của Stanley là một trong số những dụng cụ được người dùng tin tưởng sử dụng vì sự uy tín, sản phẩm chất lượng và giá cả phải chăng. Hãy theo chân Công Cụ Tốt tìm hiểu xem để chế tạo và sản xuất ra một chiếc thước cuộn Stanley chất lượng cần trải qua những công đoạn nào nhé!

Thước cuộn Stanley là một sản phẩm vô cùng chất lượng được sản xuất với quy trình vô cùng chặt chẽ.

1. Cấu tạo của thước cuộn Stanley

Một chiếc thước cuộn Stanley bao gồm: một lưỡi thước, một hộp nhựa, hệ thống lò xo, đầu móc.


Cấu tạo của thước cuộn Stanley

Cụ thể:

2. Quy trình sản xuất thước cuộn Stanley

2.1. Cắt thép

Trước hết cần cắt thép thành những miếng nhỏ theo chiều dài và độ rộng mong muốn của thước cuộn. Thép được sử dụng là phải là thép không gỉ hoặc thép carbon cao, có độ bền và độ cứng, dẻo cao, chịu được va đập và uốn cong.
Việc cắt thép được thực hiện bằng máy cắt laser hoặc máy cắt cơ khí, những loại máy sắc bén và có độ chính xác cao.


Cắt thép

2.2. Phủ lớp polymer

Sau khi thép được cắt xong sẽ được mang đi phủ lớp polymer. lớp Polymer này giúp bảo vệ chiếc thước không bị ăn mòn và tăng độ bền. Polymer là một chất nhựa tổng hợp, có tính năng chống trầy xước, chịu được nhiệt, chống tĩnh điện và có màu sắc rất đa dạng đa dạng. Sử dụng máy phun sơn hoặc máy ép nhiệt để phủ lớp polymer, chúng có khả năng phủ đều và nhanh chóng.


Phủ lớp polimer

2.3. In, khắc ký tự

Khi lớp polymer khô, sẽ tiến hành in hoặc khắc các vạch chia và số đo lên lớp polymer đó. Vạch chia và số đo là những chi tiết quan trọng để người sử dụng có thể đọc được kết quả đo lường. Việc in hoặc khắc này được thực hiện bằng máy in phun hoặc máy khắc laser, có khả năng in hoặc khắc rõ nét và bền màu.


In, khắc ký tự

2.4. Cuộn thép và đặt vào hộp nhựa

Khi đã hoàn tất các bước trên, chúng ta sẽ cuộn thép lại và đặt vào trong hộp nhựa có móc treo và nút khóa. Hộp nhựa là một phần bảo vệ cho lưỡi thước cuộn bên trong, giúp người dùng có thể cầm nắm và mang theo dễ dàng và thuận tiện. Móc treo là một phần giúp bạn có thể gắn thước cuộn vào một điểm cố định để kéo ra hoặc thu vào. Nút khóa giúp người dùng có thể tự khóa khước cuộn khi không sử dụng hoặc mở ra để giữ lưỡi thước ở vị trí cần đo. Cuộn thép lại và đặt vào vỏ nhựa được thực hiện bằng máy cuốn tự động hoặc máy lắp ráp cơ khí, có khả năng cuốn và lắp chính xác và an toàn.


Cuộn thép lại và đặt vào hộp nhựa

2.5. Kiểm tra

Cuối cùng, khi sản phẩm được hoàn thiện, sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật.Việc kiểm tra này giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người dùng và của pháp luật. Kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ tiến hành kiểm tra bên ngoài, kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra đo lường. Có thể kiểm tra bằng máy hoặc tự kiểm tra thủ công.


Kiểm tra

Trên đây là toàn bộ quy trình sản xuất ra một chiếc thước cuộn Stanley. Chúng ta có thể thấy các quy trình được thực hiện một cách rất tỷ mỉ chi tiết. Vì vậy có thể chắc chắn rằng sản phẩm của Stanley nói chung và thước cuộn Stanley nói riêng là sản phẩm vô cùng uy tín và chất lượng. 

Bài viết liên quan