Thức ăn của Yến hót - Việt Chương
Đăng lúc: Thứ bảy - 27/01/2024 03:23, Cập nhật 27/01/2024 03:23
Thức ăn của chim Yến Hót gồm các loại ngũ cốc, bột mì, hạt cây và một phần rau xanh, nói chung là tất cả các loại hạt vừa miệng với chúng.
Thức ăn của Yến hót
Thức ăn chính của Yến hót là thức ăn hột, gồm có hột kê và hột cải ngọt, hột mè. Chúng ăn bằng cách dùng mỏ tách vỏ ra để ăn phần bên trong.
Ở nước ngoài, thức ăn của Yến hót được nhiều cơ sở chế biến sẵn với công thức tối ưu, được đóng gói hay cho vào hộp, người nuôi chim chỉ việc mua về cho ăn. Nhưng theo cách nuôi chim của người mình, thì mỗi người tùy theo kinh nghiệm của mình mà pha trộn với tỷ lệ riêng, ít ai giống ai.
Thức ăn hột: Trong đời sống hoang dã, Yến rừng cũng thích ăn các loại hột khô và hột tươi, cùng bông cỏ. Nuôi lồng, ta cho chim Yến ăn những loại hột mà chúng vừa thích khẩu, vừa sẵn có trong thiên nhiên, như hột kê, hột cải và mè đen.
Hột kê vốn là cây lương thực dành cho người để làm bánh hoặc nấu chè ăn, ăn rất bổ dưỡng. Cây kê lại dễ trồng, chịu được khí hậu của ba miền đất nước nên vùng nào trồng cũng được, miễn là phải trồng trong mùa nắng ráo. Hột kê dành cho chim ăn phải là hột tốt, hột chắc, không nhiễm thuốc sát trùng.
Hột cải ở đây là cải bẹ xanh, vốn là loại thổ sản mua lúc nào cũng có. Hột cải bẹ xanh vừa lớn hột, vừa có tính chất cay thích hợp với khẩu vị của Yến hót. Có nhiều người cho chim ăn thuần hột cải (không hột kê, không mè) và bầy chim vẫn sinh sản tốt.
Hột mè là cây lương thực của người, dễ trồng và mua lúc nào cũng có, nhưng ta chỉ cho chim ăn với số lượng nhỏ mà thôi.
Thường thì ta trộn chung các hỗn hợp trên với tỷ lệ như sau:
Hột kê: 60 phần trăm
Hột cải: 30 phần trăm
Hột mè đen: 10 phần trăm
Có thể trộn với số lượng nhiều, phơi thật khô và để dành cho chim ăn dần.
- Thức ăn bột: Chim Yến hót cũng thích thức ăn bột. Người ta thường dùng loại bánh nướng dòn hoặc bánh Bisquit tán nhuyễn thành bột cho chim dễ ăn. Thứ bột này gọi chung là Biscotte.
Thường thì bột Bicotte được nghệ nhân mình chế biến bằng bột gạo hoặc bột bánh mì khô trộn chung với tròng đỏ trứng gà. Có hai cách pha chế sau đây:
1/ Một lon sữa bò gạo (250 grs) ngâm vào nước lã hai giờ, rồi vớt ra để thật ráo, sau đó bắt chảo rang vàng. Gạo rang này cho vào cối đâm nhuyễn thành bột. Sau đó, trộn vào bốn tròng đỏ trứng gà (hay trứng vịt) luộc chín rồi đem ra nắng phơi khô. Cuối cùng là làm cho bột tơi ra rồi cất vào hộp đậy kín cho chim ăn dần.
2/ Mua bánh mì khô (loại có trét bơ sẵn) về đâm nhuyễn thành bột. Sau đó, đong một lon sữa bò bột trộn với bốn tròng đỏ trứng gà luộc chín, đem phơi khô vài nắng cho chim ăn dần.
Bột Biscotte cũng là thức ăn chính của Yến hót, phải cho ăn mỗi ngày. Chim trong thời kỳ nuôi con rất thích ăn bột này vì vậy phải cung cấp cho chim số lượng nhiều hơn, gấp hai hoặc gấp ba lần.
Trung bình mỗi ngày ta cho một cặp chim Yến hót ăn số lượng thức ăn như sau:
- Một muỗng cà phê vun thức ăn hột (kê, mè và hột cải)
- Một muỗng cà hê bột Biscotte
- Một miếng ruột bánh mì nhúng nước.
- Một phần tư cái trứng gà luộc (nhất là trong thời kỳ chim đang nuôi con)
- Một hay hai lá rau xà lách
Thế nhưng, kinh nghiệm cho thấy cho chim ăn như vậy chưa phải là đầy đủ. Chúng còn cần những chất bổ dưỡng khác để sinh trưởng mạnh, để sinh sản.
- Vitamine: Yến hót nuôi lồng rất cần các chất Vitamine một cách đầy đủ trong thức ăn hằng ngày. Những Vitamine A-D-E rất cần thiết cho sự sinh trưởng của chìm trong mọi lứa tuổi. Chim cũng rất cần các chất phosphates và chất vôi. Đừng tưởng lầm là trong thức ăn hằng ngày có trứng gà là đủ. Thực ra, nếu lạm dụng trứng gà quá nhiều lại có hại cho sức khỏe của Yến hót, chúng dễ mắc bệnh đau gan.
- Mỡ tươi: Yến hót nuôi trong lồng rất thích ăn mớ tươi, tức mỡ heo. Mỗi ngày ta có thể cung cấp cho chim một mẫu mỡ nhỏ bằng một long tay, mà không gây trở ngại gì cho sự tiêu hóa của chim. Trái lại, mẫu mỡ nhỏ này lại mang lại cho chim những chất bổ cần thiết để kiến trúc xương và lông. Mỡ còn có tác dụng giúp chim mạnh khỏe, đời sống vui tươi, kích thích sự sinh sản. Mẹ thì mắn đẻ, con thì chóng mọc lông...
- Dầu cá thu: Chất này rất cần thiết cho sự sinh trưởng của Yến hót, nhất là trong mùa đông. Những chim con đang thời kỳ trưởng thành và những chim đang mùa thay lông rất cần đến dầu cá.
- Sulfate de soude: Đây là một thứ thuốc xổ, vừa chống táo bón, vừa giải độc cho cơ thể Yến hót, nhưng chỉ dùng trong một hai ngày rồi ngưng một thời gian dài..o
- Chất khoáng: Yến hót rất cần đến chất khoáng.
Trong mọi thời kỳ sinh trưởng của chim, chất khoáng đều là thức ăn cần thiết cả. Chất khoáng có tác dụng chữa các bệnh về đường ruột rất kiến hiệu. Thiếu chất này chim con chậm phát triển, chim mẹ sinh sản kém và sống èo uột.
Đây là công thức chế biến khoáng chất cho Yến hót và các loại chim nuôi nhốt trong lồng:
- Cát sạch 25 phần trăm
- Đất đỏ Biên Hòa 25 phần trăm
- Bột than 35 phần trăm
- Muối bọt 01 phần trăm
- Muối hột 01 phần trăm
- Đường cát trắng 01 phần trăm
- Bột vỏ hầu 10 phần trăm
- Bột cỏ cú 01 phần trăm
- Bột cam thảo 01 phần trăm
Chín vị trên đây trộn lẫn vào nhau cho đều rồi cất vào nơi khô ráo cho chim ăn dần. Cứ mỗi lần cho ăn độ một tuần, sau đó dù còn dư cũng nên đổ bỏ, thay vào thứ mới.
- Mật đen: Đây là một ong nguyên chất pha với một ít khoáng cho chim ăn để ngừa bệnh nhiễm trùng cho Yến hót. Mỗi tuần cho ăn vài lần cũng đủ. Loại chim non vừa lẻ mẹ rất cần đến thức ăn này.
Trên đây là thức ăn thông thường của chim Yến hót. Nhưng tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng của chim, ta nên dành cho chúng một thực đơn riêng. Chẳng hạn như:
- Chim mẹ đang nuôi con: Chim mẹ dang nuôi con thì ai cũng biết là rất ốm yếu do suốt một thời gian dài phải đẻ và ấp, bây giờ lại còn phải nuôi con. Vì vậy, khi chim con bắt đầu nở thì ta phải lo bồi dưỡng đúng mức cho chim mẹ. Ngoài thức ăn thông thường như hột kê, trứng gà luộc, rau cải, ta còn cho chim mẹ ăn mật đen, ăn paté cà rốt. Chất này được chế biến như sau: Lựa củ cà rốt vừa tươi vừa đỏ bào nhuyễn ra m hat Qt đĩa nhỏ. Sau đó trộn vào một muỗng Biscotte (hay bánh bicquit tán thành bột) để qua đêm cho nước ngọt của cà rốt thấm vào bột bánh, rồi trộn thêm một chút phó mát. Chim mẹ rất thích ăn thức ăn này.
Ta cũng có thể cho chim mẹ ăn bột hướng dương, vì trong đó có chứa nhiều Vitamine cần thiết. Ta dùng nhân bên trong hột hướng dương đâm nhỏ thành bột cho chim mẹ ăn. Mẹ ăn thức ăn này đút cho chim con giúp cho chim con mau lớn, thân hình mạnh khỏe cứng cáp và sắc lông tươi tắn.
- Thức ăn cho chim con: Chim con ở đây là chìm vừa lẻ mẹ, đang trên đà tăng trọng mạnh, nếu được nuôi no đủ, và bổ dưỡng.
Chim con tiêu thụ lượng Biscotte nhiều hơn là thức ăn hột, những Biscotte phải thấm nước hay sữa thì chim mới thích ăn, và ăn được nhiều.
Có thể dùng ruột bánh mì nhúng nước để chim con ăn được nhiều hơn. Hoặc bánh bicquit hay bánh mì nướng dòn cho vào cối đâm nhỏ rồi trộn với lòng đỏ trứng gà, cũng là thức ăn bổ dưỡng cho chim con.
Tóm lại, trong khi chim con còn khờ dại chưa thể ăn nhiều bột kê cho no bụng thì ta tìm những món ăn vừa mềm vừa d tilde e tiêu hóa như vừa kể ở trên để kích thích sự ăn uống của chúng.
- Thức ăn dành cho chim đang thay lông: Yến hót trong thời lỳ thay lông (thường m tilde oi năm hai lần) rất ốm yếu nên cần được ăn thức ăn bổ dưỡng.
Chim trong thời kỳ thay lông rất cần đến chất trứng, cả lòng đỏ lẫn lòng trắng, và dầu cá. Nên trộn trứng và dầu cá vào Biscotte cho chim ăn thỏa thích. Sau thời kỳ thay lông thì bớt phần trứng đi.
Ngoài ra ta cho chim thay lông uống loại nước hợp chất để chim có sức đề kháng được nhiều bệnh tật. Dùng một chai nước khoáng loại tốt có dung tích nửa lít, pha vào một muỗng cà phê sulfate de soude rồi cho chim uống dần. Nên nhớ là mỗi khi dùng nên lắc chai cho đều.
Tác giả bài viết
Việt Chương
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề nuôi chim yến hót để biết rộng hơn ◕‿◕
Chim yến hót có nhiều loại như Hồng Yến, Hoàng Yến, Bạch Yến, Thanh Yến, Thạch Yến (Ardoise). Nuôi chim yến hót khá tốn kém và cầu kỳ, đòi hỏi nhiều kỹ thuật của người chơi chim. Trong chuyên đề này chúng tôi sẽ tổng hợp các tài liệu để giúp bạn chăm sóc và lai tạo giống yến hót.
-
Yến hót giống chim cao cấp - Việt Chương
Chim yến hót hay chim yến Canary, chim hoàng yến (danh pháp ba phần: Serinus canaria domestica) là một loài chim cảnh được con người thuần dưỡng từ loài chim Canary hoang dã, đây là một loài chim biết hót có nguồn gốc từ Madeira, Açores và quần đảo Canaria.
-
Lồng nuôi yến và vị trí đặt lồng - Việt Chương
Bài viết sau sẽ cho bạn thông tin về những chiếc lồng nuôi chim yến cũng như các vị trí đặt nó sao cho phù hợp.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về chăn nuôi và thú cưng các loại ❤️❤️❤️
Công cụ dụng cụ chuyên nghành chăn nuôi và chăm sóc thú cưng chuyên nghiệp giúp bạn nâng cao hiệu suất
-
Chăm sóc Yến hót - Việt Chương
Như quí vị từng biết, mỗi giống chim có một cá tính riêng, có một cách sống riêng. Mà muốn nuôi chim đạt được kết quả như ý thì ta chỉ còn cách “chiều chuộng” đúng với cá tính đặc biệt của chúng. Đây được xem là yếu tố quyết định của việc thành công. Bỏ qua một bên điều kiện khách quan vẫn có thể xảy ra, việc thành công hay chuốc lấy thất bại trong việc nuôi Yến hót (cho sinh sản) là do tay nghề của người nuôi cao hay thấp, kinh nghiệm trong nghề nhiều hay ít, chứ không phải nói... “có tay nuôi” hoặc do "không tay nuôi"... Với người đã vững tay nghề, tức là có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, thì ổ Yến nào của họ cũng nở ba bốn con, thậm chí có ổ đều đặn năm con! Ngược lại, với người thiếu kinh nghiệm, chưa nắm vững được kỹ thuật chăn nuôi thì thành công thường chỉ là sự hiếm hoi, năm thì mười họa, không đúng với ước muốn của mình. Vậy thì đừng thắc mắc nuôi Yến hót dễ hay khó? Xin thưa, câu trả lời đã có sẵn rồi. Kỹ thuật nuôi chim Yến hót, tất nhiên là có nhiều điều cần phải lưu tâm chú ý, trong đó, phần chăm sóc cho chim đóng vai trò quan trọng. Vị nào lơ là đến việc này, coi thường việc này, kết quả sau cùng của việc chăn nuôi ra sao chắc dễ dàng đoán biết trước được...
-
Sổ chăn nuôi Yến hót - Việt Chương
Trí nhớ của con người dù thông minh đến đâu cũng có hạn định, không tài nào nhớ được hàng trăm ngàn sự việc khác nhau một lúc, nhất là những sự việc đó xảy ra trong những mốc thời gian khác nhau. Nuôi một vài cặp chim đẻ thì còn có thể tỉnh táo theo dõi được, nhưng nếu nuôi hàng chục, hàng trăm cặp thì làm sao nhớ được ngày sinh tháng nở của mỗi con? Nhất là cha mẹ nó là giống chim nào, có đặc tính ra sao, ưu khuyết điểm gì?... Đó chưa nói đến cần phải tra cứu năm bảy đời của tổ tiên ông bà của nó trước nữa... Chính vì vậy nên nhà chăn nuôi chim Yến hót nào, dù nuôi ít hay nhiều cũng cần lập cho mình một CUỐN SỔ CHĂN NUÔI, trong đó ghi rõ lý lịch của mỗi con, như ngày tháng năm sinh, lý lịch rõ ràng của cha mẹ, ông bà... Tùy theo mục đích mà trình độ chăn nuôi của mỗi người mà lý lịch này cần ghi chép giản lược trong một vài đời, hoặc tỉ mỉ hàng năm bảy đời cha ông từ trước của con chim. Dù sao thì cuốn sổ chăn nuôi này là nguồn hiểu biết quí báu, là “bộ nhớ” ích lợi giúp ta biết được những đức tính của mỗi con chim ra sao. Từ đó ta mới chọn chim tốt để ghép đôi, nắm bắt được sự sinh sản tốt xấu của chúng ra sao, như số trứng của mỗi lứa là bao nhiêu (để sai và đều hay không?). Số trứng có nhiều cồ hay ít? Chim con nở ra có bụ bẫm hay không? Chim cha mẹ nuôi con như thế nào?