Lập phiếu giọng hót của Yến hót - Việt Chương
Đăng lúc: Thứ sáu - 02/02/2024 20:11, Cập nhật 02/02/2024 20:11
Giọng hót của chim Yến trống cũng có tính di truyền. Vì vậy muốn tạo cho mình một dòng chim hót cực hay, ít ra cũng mang tính đặc sắc riêng, thì người nuôi chim Yến phải tập cho mình một phiếu giống ra sao. Từ đó ta mới lựa chọn ra những giọng hót đặc sắc để lai tạo ra giống mới.
Lập phiếu giọng hót của Yến hót
Chim Yến con độ sáu tuần tuổi đã bắt đầu biết hót. Tất nhiên giọng hót khởi đầu đó chưa chuẩn, nhưng người nuôi cũng nên để tâm theo dõi từ lúc này. Hãy lập phiếu ghi rõ những nhận xét chính đáng của mình để còn tra cứu về sau. Càng nghiêm khắc với chính mình trong việc ghi chép này thì mới mong lập ra được một dòng chim hót đặc biệt. Ngay giọng hót của chim mái cũng phải lập phiếu hẳn hoi.
Công việc của người nuôi chim hót phải làm là:
- Tuyển lựa nghiêm túc những chim có giọng hót cực hay để sau này tạo ra được một dòng chim hót thực hay.
- Chỉ giữ lại những chim con có giọng hót bằng hay đặc sắc hơn cha mẹ của chúng.
- Chỉ cho phối ngẫu những chim có giọng hót thật hay, có cùng một âm điệu mà hay cũng tốt. Muốn vậy, ta phải tra cứu cẩn thận ở các tấm phiếu giọng hót để tìm ra những chim hót hay cho phối ngẫu.
Thật ra, muốn tạo được một gióng hót theo ý muốn của mình, người nuôi chim phải kiên tâm trì chí lai tạo chim suốt ba thế hệ liên tiếp.
Thế hệ thứ nhất và thứ hai, giọng hót có thể đã khởi sắc nhưng chưa kiên định bằng thế hệ thứ ba.
Tuy nhiên, kết quả này không phải là tuyệt đối. Có con ngay trong thế hệ thứ nhất đã trổ giọng hót hay, nhưng có con giọng hót không thuần nhất, lứa này sinh con hốt hay, nhưng lứa khác, chim con không ra gì.
Người nuôi Yến hót cần phải kiên tâm hơn nữa trong việc lai tạo này. Phải chọn chim trống hốt hay chưa đủ, mà còn phải chú trọng đến giọng của chìm mái nữa, vì trong sự phối ngẫu, chim mái thường giữ vai trò ưu thế hơn. Người nuôi có thể gặt hái được thành công như ý nếu vượt qua được những trở ngại không may đã đến với mình.
Tác giả bài viết
Việt Chương
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề nuôi chim yến hót để biết rộng hơn ◕‿◕
Chim yến hót có nhiều loại như Hồng Yến, Hoàng Yến, Bạch Yến, Thanh Yến, Thạch Yến (Ardoise). Nuôi chim yến hót khá tốn kém và cầu kỳ, đòi hỏi nhiều kỹ thuật của người chơi chim. Trong chuyên đề này chúng tôi sẽ tổng hợp các tài liệu để giúp bạn chăm sóc và lai tạo giống yến hót.
-
Sổ chăn nuôi Yến hót - Việt Chương
Trí nhớ của con người dù thông minh đến đâu cũng có hạn định, không tài nào nhớ được hàng trăm ngàn sự việc khác nhau một lúc, nhất là những sự việc đó xảy ra trong những mốc thời gian khác nhau. Nuôi một vài cặp chim đẻ thì còn có thể tỉnh táo theo dõi được, nhưng nếu nuôi hàng chục, hàng trăm cặp thì làm sao nhớ được ngày sinh tháng nở của mỗi con? Nhất là cha mẹ nó là giống chim nào, có đặc tính ra sao, ưu khuyết điểm gì?... Đó chưa nói đến cần phải tra cứu năm bảy đời của tổ tiên ông bà của nó trước nữa... Chính vì vậy nên nhà chăn nuôi chim Yến hót nào, dù nuôi ít hay nhiều cũng cần lập cho mình một CUỐN SỔ CHĂN NUÔI, trong đó ghi rõ lý lịch của mỗi con, như ngày tháng năm sinh, lý lịch rõ ràng của cha mẹ, ông bà... Tùy theo mục đích mà trình độ chăn nuôi của mỗi người mà lý lịch này cần ghi chép giản lược trong một vài đời, hoặc tỉ mỉ hàng năm bảy đời cha ông từ trước của con chim. Dù sao thì cuốn sổ chăn nuôi này là nguồn hiểu biết quí báu, là “bộ nhớ” ích lợi giúp ta biết được những đức tính của mỗi con chim ra sao. Từ đó ta mới chọn chim tốt để ghép đôi, nắm bắt được sự sinh sản tốt xấu của chúng ra sao, như số trứng của mỗi lứa là bao nhiêu (để sai và đều hay không?). Số trứng có nhiều cồ hay ít? Chim con nở ra có bụ bẫm hay không? Chim cha mẹ nuôi con như thế nào?
-
Tính di truyền của Yến hót - Việt Chương
Tính di truyền là một định luật tự nhiên do sự kết daib hợp của hai tế bào giống là: tinh trùng của chim trống và trứng của chim mái. Sự kết hợp đó tạo ra được những đặc tính (tốt hoặc xấu) của đôi chim cha mẹ truyền lại cho con cái của chúng sau này Nói một cách khác, di truyền là sự truyền lại những tính đặc hữu. Đó là chuyện sinh lý, tương quan với hiện tượng sinh dục. Mà sự sinh dục là một thế hệ những cơ quan mới phát sinh từ những cơ thể đã có (chim bố mẹ).
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về chăn nuôi và thú cưng các loại ❤️❤️❤️
Công cụ dụng cụ chuyên nghành chăn nuôi và chăm sóc thú cưng chuyên nghiệp giúp bạn nâng cao hiệu suất
-
Sự sinh sản của chim Yến hót - Việt Chương
Yến con khi đã phân biệt được trống mái người ta bắt nuôi riêng theo dõi tập thể. Trống nuôi chung với trống, mái nuôi chung với mái. Đến chừng năm sáu tháng tuổi chúng đã bắt đầu động đực, ta có thể ghép đôi cho chúng.
-
Sự phối ngẫu Yến hót và kết quả - Việt Chương
Nuôi Yến hót thường thì với mục đích để nghe giọng hót, nhưng với người nuôi chim, thường chưa chịu thỏa mãn với yêu cầu ấy. Họ muốn lai tạo giống Yến đặc sắc cho riêng mình, đặc sắc từ giọng hót, dáng vóc và cả sắc lông... Tất nhiên điều này không phải dễ, nó đòi hỏi nhiều công phu lai tạo, trí thông minh và sự hăng say trong công việc, cũng như không sợ tốn kém thời gian và tiền của. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người nuôi Yến hót phải nắm vững những nguyên lý đại cương về sự phối ngẫu của chim, nhất là sự phối ngẫu cần thiết để sản xuất ra Yến hót có màu trắng, hay màu nền trắng. Những sự thay đổi màu được đề cập ở đây là trắng, biếc và màu nâu ửng bạc. Khi những màu trắng, biếc và nâu ứng bạc đồng đều nhau hay bình thường đối với sự đòi hỏi đúng tiêu chuẩn của mình, ta có thể cho phối ngẫu chúng như thường lệ. Phối ngẫu những cá thể trắng hay chim có màu nền trắng với những chim vàng, hay xanh lá cây bình thường với những chim có sắc nâu ngời vàng. Muốn có những chim có màu sắc ưng ý, ta nên cho phối ngẫu những cá thể có màu nền trắng với những chim bình thường. Sự làm cho một loại chim được tốt hơn phải đến từ sự bình thường và như vậy là gần sự hoàn hảo.