Căn bản nuôi Yến hót - Việt Chương
Đăng lúc: Thứ sáu - 02/02/2024 19:23, Cập nhật 02/02/2024 19:27
Bài viết sau sẽ cho bạn về những điều căn bản cần biết khi nuôi Yến hót.
Căn bản nuôi Yến hót
Muốn nuôi Yến hót thành công, ta phải nắm vững phần kỹ thuật chăn nuôi. Có thể nói, kỹ thuật càng cao thì kết quả càng nhiều. Trong khi đó, nuôi chim Yến hót thời nào cũng đem lại cho người nuôi một nguồn lợi rất lớn, vì giá chim Yến hót bao giờ cũng cao, thức ăn lại dễ kiếm, hơn nữa con chim tiêu thụ thức ăn đâu có đáng là bao!
Chỉ có điều trở ngại là nuôi giống chim này tốn khá nhiều tiền: giá chim đã cao, lồng chim cũng đắt. Nhưng, một khi đã thích chơi thì đâu ai sợ tốn tiền, còn đã làm ăn thì một lần xuất vốn nhiều lần thu lời thì người nào lại ngại?
Điều khó khăn trước tiên là phải để ý chọn ra những chim thật tốt để cho phối ngẫu. Như trống phải có vóc sáng đẹp, sắc lông đẹp, sung sức lại có giọng hốt thật hay, vừa du dương vừa nhiều điệu. Còn chim mái phải có sức khỏe tốt, thuộc dòng đẻ sai, dáng vóc cân đối, nuôi con giỏi...
Sau đó mới nghĩ đến việc ghép đôi. Lúc ghép đôi là lúc trống mái đều ở trong thời kỳ sung sức, sẵn sàng sinh sản tốt. Phải đem chim trống kè cạnh lồng chim mái. Nếu trống cất tiếng hót mà chim mái tỏ vẻ quan tâm, đứng xổm mình trên cần đậu lắng nghe thì coi như chim mái đã bằng lòng con trống này rồi. Ta thả trống vào là được việc. Ngược lại, nếu nghe tiếng chim trống hót mà mái cứ dừng dưng, bay tới nay lui, hoặc tiếp tục sinh hoạt ăn uống như bình thường thì đó là cách nó "phớt lờ" chim trống.
Mái đã chịu trống thì vài ngày sau đã chịu cồ và cũng chỉ vài ngày sau là xoáy ổ đẻ.
Chim đẻ mỗi ngày một trứng, có khi đang để lại ngưng một ngày rồi đẻ tiếp. Mỗi lứa trung bình bốn trứng, thình thoảng có lứa chỉ hai, ba nhưng cũng có lứa đến sâu, bảy trứng. Tuy vậy, khả năng nuôi con của Yến mái độ bốn con là vừa.
Chim ấp mười ba ngày thì trứng nở. Nó nuôi con đến ngày thứ mười bảy thì mái đã có triệu chứng đồi đực. Ta đặt vào lồng một cái ổ mới để chùm mũi vào xong để lửa sau, nhưng mái vẫn tiếp tục đút mồi cho con. Thường thì, đến ngày lứa con được 23 ngày tuổi, chim mẹ lại để lứa trứng đàn em..
Tuy Yến mái mắn đẻ, nhưng không vì thế mà ta ép chim sinh sản nhiều lứa trong một năm. Hai lúa thì quá tốt, ba đến bốn lúa là nhiều rồi, vì còn dưỡng sức cho chim mẹ đẻ dài dài trong những năm sau này nữa... Sức lực chim trống dồi dào, một con trống có thể phủ đối ba mái trong một năm chưa được coi là phí sức! Nhưng, trống cũng còn có trách nhiệm nuôi con, khi vợ nó đang “ở cữ”... Có nhiều chim trống nuôi con rất giỏi, đút mồi liên tục...
Gặp trường hợp mái quá hung hăng, xua đuổi bây con non dại ra khỏi ổ . không cho chim trống đút mồi, thì ta chỉ còn cách đem ổ chim non ra nuôi bộ trong mươi ngày cho chúng tự biết mổ thức ăn sành sỏi. Nếu chim con được hai mươi ngày tuổi, chân dã khập khểnh đi được, ta nhốt chung chúng với bầy chim con lớn tuổi hơn, chúng sẽ bắt chước đàn anh đàn chị tìm đến các đĩa thức ăn như Biscotte trộn sữa, ruột bánh mì nhúng nước để nhấm nháp no bụng. Nhưng, tốt hơn hết, thỉnh thoảng ta bắt chúng ra để đút mồi thêm, như lòng đỏ trứng chẳng hạn,
Chim con một tháng tuổi đã tự tìm mồi nuôi sống được, và tháng rưỡi tuổi đã có vóc dáng dễ coi...
Thức ăn của Yến hót tuy cầu kỳ vì có nhiều thức: nào hột kê, hột cải, hột mè, rồi Biscotte, trứng gà, mật đen, chất khoáng... nhưng với bầu diều nhỏ xíu thì Yến ăn đâu ăn được nhiều, cho nên tốn kém đâu đáng là bao! Do thức ăn tiêu thụ không nhiều, nên ta phải chọn cho chim những thức ăn thật tốt, thật mới, thật tươi, để bảo đảm được mức dinh dưỡng cần thiết!
Điều quan tâm cuối cùng là sự chăm sóc và vệ sinh nơi ăn chốn ở cho chim.
Phải ngăn ngừa kiến, muỗi, bọ chét làm hại sức khỏe của chim, gây cho chim thương tật và giết hại chim non. Đó là công việc mà ta phải quan tâm thường xuyên, bận tâm thì nhiều nhưng làm những việc đó công sức bỏ ra đâu nặng nhọc?
Đó là chưa nói đến chọn cho chim có môi trường sống tốt: yên lặng, mát mẻ, thoáng khí và khí hậu ôn hòa...
Tóm lại, nuôi Yến hót không quá khó như nhiều người lầm tưởng. Đây là thú tiêu khiển hợp với mọi lứa tuổi, nhất là người già. Và đây cũng là một nghề kinh doanh thường thu lợi khá.
Tác giả bài viết
Việt Chương
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề nuôi chim yến hót để biết rộng hơn ◕‿◕
Chim yến hót có nhiều loại như Hồng Yến, Hoàng Yến, Bạch Yến, Thanh Yến, Thạch Yến (Ardoise). Nuôi chim yến hót khá tốn kém và cầu kỳ, đòi hỏi nhiều kỹ thuật của người chơi chim. Trong chuyên đề này chúng tôi sẽ tổng hợp các tài liệu để giúp bạn chăm sóc và lai tạo giống yến hót.
-
Một thứ bệnh khác của Yến hót - Việt Chương
Bạn có biết rằng yến hót là một trong những loài chim cảnh được yêu thích nhất hiện nay? Nhưng bạn có chắc rằng bạn đã biết cách chăm sóc cho chúng đúng cách? Ngoài những bệnh cơ bản, yến hót còn có thể mắc phải bệnh thay lông từng phần, một bệnh lý phổ biến khiến cho lông của chúng bị rụng không đều, ảnh hưởng đến sức khỏe và nhan sắc của chúng. Bệnh này có thể do nhiều yếu tố gây ra, như thay đổi thời tiết, dinh dưỡng không cân bằng, ký sinh trùng, hay stress. Để phòng và trị bệnh, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, vệ sinh chuồng nuôi, và tạo điều kiện cho chim vận động và thư giãn. Bài viết sau sẽ cho bạn thông tin chi tiết về bệnh thay lông từng phần của yến hót, cùng các nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất.
-
Giữ vệ sinh cho Yến hót - Việt Chương
Bài viết sau sẽ cho bạn thông tin về cách giữ vệ sinh cho Yến hót.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về chăn nuôi và thú cưng các loại ❤️❤️❤️
Công cụ dụng cụ chuyên nghành chăn nuôi và chăm sóc thú cưng chuyên nghiệp giúp bạn nâng cao hiệu suất
-
Yến hót giống chim cao cấp - Việt Chương
Chim yến hót hay chim yến Canary, chim hoàng yến (danh pháp ba phần: Serinus canaria domestica) là một loài chim cảnh được con người thuần dưỡng từ loài chim Canary hoang dã, đây là một loài chim biết hót có nguồn gốc từ Madeira, Açores và quần đảo Canaria.
-
Lồng nuôi yến và vị trí đặt lồng - Việt Chương
Bài viết sau sẽ cho bạn thông tin về những chiếc lồng nuôi chim yến cũng như các vị trí đặt nó sao cho phù hợp.